Kinh tế trì trệ: Đầu tư vào đâu hiệu quả nhất ?
Để chống lạm phát FED buộc phải tăng lãi suất. Tuy nhiên để tránh gây đổ vỡ hệ thống, FED không thể tăng lãi suất vượt mức lạm phát.Hệ quả là FED buộc phải chọn phương án duy trì lãi suất ở mức thắt chặt trong thời gian dài, chờ lạm phát giảm xuống dưới mức lãi suất.
Triển vọng kinh tế xuống thấp với khả năng kinh tế giới rơi vào giai đoạn đình trệ hoặc suy thoái.
📌Lợi suất trái phiếu kho bạc khá thấp và cổ phiếu không tăng nhiều. S&P 500 gần với mức đóng cửa cao nhất vào giữa tháng 9 (4.110), đóng vai trò là mức kháng cự.
📌Biên bản FOMC đáng lẽ phải giúp nhiều hơn. Thị trường có mức tăng chưa đến 0,5% trong S&P vào thứ Tư và Nasdaq 100 gần với giá đóng cửa của ngày thứ Ba hơn giá của ngày thứ Tư (không phải là loại hành động giá báo hiệu tốt cho một đợt phục hồi bền vững vào cuối năm).
📌Dữ liệu PMI rất tệ: PMI Dịch vụ, được cho là xương sống của nền kinh tế, tăng trưởng và lạm phát, đạt 46,1 (giảm từ 48,2). Điều đó thật đáng lo ngại.
Giai đoạn phát triển đình trệ:
- Tăng trưởng kinh tế suy giảm
- Thất nghiệp tăng
- Lợi nhuận doanh nghiệp giảm
- Lạm phát tăng.
Đầu tư chứng khoán không hiệu quả do lợi nhuận giảm. Đầu tư BĐS khó khăn do lãi suất cao. Ngoại hối bất ổn do các nước đồng loạt tăng lãi suất.
➢ Kim loại quý trở thành nhóm ngành hấp dẫn do không mất lãi suất đầu tư, nguồn cung hữu hạn nên có khả năng chống lạm phát tốt.
Đô la tăng mạnh đột biến khi FED liên tục tăng mạnh lãi suất. Tuy nhiên, sau đó thị trường sớm nhận ra FED không còn năng lực tăng lãi suất được cao hơn nữa. Trong khi lãi suất ngân hàng hiện vẫn đang thấp hơn lạm phát.
Có gửi tiền đô lấy lãi thì lãi suất thực vẫn âm khiến đồng đô quay đầu giảm.Đồng đôla tạo đỉnh liệu có phải là tín hiệu đầu tiên cho thấy cơ hội của Vàng Bạc đang trở về?
Mô hình trong quá khứ cho thấy:
- Trong giai đoạn kinh tế tăng trưởng: chứng khoán, trái phiếu có kết quả vượt trội vàng và kim loại quý.
- Trong giai đoạn trì trệ: vàng, hàng hoá lại là kênh đầu tư số 1
Thị trường thường kỳ vọng khi FED cắt lãi suất cổ phiếu sẽ tăng lại, tuy nhiên trong lịch sử thường chứng minh ngược lại, do thời điểm FED cắt lãi suất kinh tế thường không thể cứu vãn chính thức đi vào suy thoái => nhu cầu trú ẩn tăng cao. Như vậy, diễn biến giá có thể xảy ra 2 trường hợp trong nửa đầu năm 2023:
📌 Trường hợp 1: Kinh tế Mỹ hạ cánh an toàn, không suy thoái (đây là trường hợp chính do FED vẫn nhận định không suy thoái) => FED vẫn giữ được lãi suất cao như dự tính => chứng khoán Mỹ S&P500 đi ngang mức 3500 – 4000 trong năm 2023 => chờ điều chỉnh mua Bạc quanh mức 19 – 20).
📌 Trường hợp 2: FED đột ngột phải cắt lãi suất => khủng hoảng xảy ra => thông thường khi tin xấu xảy ra tất cả thị trường đều giảm => chờ S&P 500 trượt về mức 3200 – 3400 tương ứng với Bạc quanh mức 17.00 – 18.00 để canh mua.
THIẾU HỤT NGUỒN CUNG
Nguồn cung Bạc đang phải vật lộn để theo kịp nhu cầu, dự báo thị trường chuyển sang thâm hụt lần đầu tiên sau 6 năm. Bất chấp sản lượng khai thác toàn cầu tăng 6% năm 2021.
Theo Viện Nghiên cứu Bạc, vào năm 2022, Bạc có thể tiếp tục thâm hụt, dự báo nhu cầu Bạc toàn cầu sẽ đạt mức cao kỷ lục 1,11 tỷ ounce. Trong khi đó, tổng nguồn cung, dự kiến tăng 7%, vẫn thiếu 20 triệu ounce.
Làm trầm trọng thêm thách thức về nguồn cung đang dần đạt đến đỉnh điểm của nguồn cung khai thác mỏ toàn cầu, với việc ngành công nghiệp không đầu tư đủ vào các dự án Bạc mới để bù đắp.
Một cân nhắc quan trọng khi đầu tư vào Bạc là nó được định giá tương đối thấp so với các mặt hàng kim loại khác. Vàng được hưởng lợi là kênh lựa chọn đầu tiên để trú ẩn an toàn.
Tuy nhiên, lợi thế của Bạc là hiện giá đã rẻ gấp nhiều lần giá vàng cho phép bạc có nhiều dư địa rất lớn để có đà tăng
Bạc đang đi vào mô hình chiếc cốc tay cầm với biên trên cao nhất ở mức $45/oz (mục tiêu 7 - 10 năm, các mức kháng cự quan trọng thấp hơn ở mức $29 - $30/oz (1 – 2 năm).
Nếu siêu chu kỳ hàng hoá còn chưa hết, đà tăng còn lại của Bạc là rất lớn.
Xét về chu kỳ mùa vụ, Vàng và Bạc luôn có đà tăng tốt dịp cuối năm từ giữa T12 – T2 năm sau.
----------------------------------------------------------------------------------------------
Trong chu kỳ kinh tế, dòng tiền đầu tư được luân chuyển giữa các loại tài sản đầu tư khác nhau để tối đa hóa lợi nhuận. Lạm phát vẫn cao mà suy thoái đã trông thấy. Thị trường hàng hoá đang mang lại những cơ hội rất lớn. Hiện nay Sở giao dịch hàng hóa VN mới được cấp phép liên thông trên thị trường hàng hóa quốc tế. Thông qua Sở mình có thể đầu tư trực tiếp trên các sàn hàng hóa thế giới, với các sản phẩm thiết yếu như là: Dầu thô, Bạc, Cà phê, Đường, ...
Nhà đầu tư có thể tham gia giao dịch trực tiếp trên thị trường hàng hoá của Bô Công Thương để tận dụng cơ hội hiện nay. Với nhiều ưu điểm như: Long, Short, T0 . Liên hệ với tôi để hợp tác và nhận các tư vấn tốt nhất về thị trường hàng hoá ( Chi tiết dưới phần Comment )
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận