menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Thiên Anh

Kinh tế thế giới có nhiều bất định: Xây dựng thêm kịch bản ứng phó

Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới đang phải đối mặt với nhiều bất định và dư địa cho chính sách kinh tế vĩ mô để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế không còn nhiều, việc xây dựng thêm các kịch bản ứng phó là rất cần thiết. Ông Nguyễn Anh Dương - Trưởng ban Nghiên cứu tổng hợp (Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương) - đã có cuộc trao đổi xung quanh vấn đề này.

Ông nhận định thế nào về các yếu tố tăng trưởng kinh tế từ đầu năm đến nay?

Trong thời gian qua, chính phủ tiếp tục nhấn mạnh ưu tiên ổn định kinh tế vĩ mô, cải thiện môi trường kinh doanh và sức chống chịu của nền kinh tế. Diễn biến tăng trưởng kinh tế và lạm phát tiếp tục được theo dõi sát, với không ít động thái, thông điệp điều hành xuyên suốt quý I/2019.

Về kết quả thực tế, đâu đó có những điểm không hài lòng, nhưng so với mặt bằng chung của thế giới, tăng trưởng xuất khẩu (XK) của Việt Nam ở mức chấp nhận được. Bên cạnh đó, sức sống của doanh nghiệp (DN) tư nhân trong nước đóng góp nhiều hơn vào tăng trưởng XK. Cán cân thương mại thặng dư, mặt bằng giá tương đối ổn định, áp lực điều hành tiền tệ đối với lạm phát hầu như không có…

Chất lượng của văn bản quy phạm pháp luật cũng là yếu tố ảnh hưởng rất nhiều đến tăng trưởng kinh tế trong thời gian vừa qua. Theo đó, mỗi phần trăm tăng về chỉ số văn bản quy phạm pháp luật do Ngân hàng Thế giới công bố đối với Việt Nam sẽ làm tăng trưởng kinh tế của Việt Nam được cải thiện thêm 1,3 điểm phần trăm. Điều này phản ánh rất nhiều về tốc độ phục hồi tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong thời gian qua, bởi lẽ, mặc dù Việt Nam không thực sự nới lỏng chính sách tiền tệ và tài khóa, nhưng những cải cách về môi trường kinh doanh, các chính sách nhằm tạo cơ hội nhiều hơn cho DN tư nhân, ít nhiều đã tạo ra sức sống cho tăng trưởng.

Yếu tố cải thiện môi trường kinh doanh thời gian qua đã có những đóng góp nhất định cho tăng trưởng, ông có thể nói rõ hơn vấn đề này?

Trong 5 năm trở lại đây, kể từ khi chính phủ ban hành Nghị quyết số 19 thì cách làm đã rất mới, theo đó, chúng ta đã sử dụng các hệ thống chỉ số đánh giá theo bình diện của quốc tế thay vì việc tự đánh giá của các bộ, ngành trước đây. Bên cạnh đó, đối với các chính sách cải cách, có một bộ máy thúc đẩy và được cập nhật hàng năm về mục tiêu và giải pháp thay vì một chương trình 5 năm rồi sau đấy ít ai quan tâm.

Kinh tế thế giới có nhiều bất định: Xây dựng thêm kịch bản ứng phó
kinh-te-the-gioi-co-nhieu-bat-dinh-xay-dung-them-kich-ban-ung-pho_1.jpg

Ông Nguyễn Anh Dương - Trưởng ban Nghiên cứu tổng hợp (Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương)

Bản thân chính phủ và các bộ, ngành cũng rất quan tâm và coi việc cải thiện môi trường kinh doanh là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá hiệu quả hoạt động của các cơ quan, ngành, lĩnh vực. Như vậy, nó làm cho môi trường kinh doanh của Việt Nam toàn diện hơn.

Và cuối cùng, là sự tham gia và đồng hành của cộng đồng DN. DN cũng tham gia nhiều hơn vào việc đóng góp ý kiến phản biện và hiện thực hóa các cải cách của chính phủ. Vì những cải cách này khi đi vào cuộc sống sẽ tạo niềm tin cho cộng đồng DN và cơ quan thực thi, ban hành chính sách.

Ông nhìn nhận như thế nào về triển vọng kinh tế của Việt Nam trong thời gian tới?

Theo cập nhập mới nhất của chúng tôi thì khả năng các mục tiêu năm nay tăng trưởng kinh tế dự báo ở mức 6,88%, tăng trưởng XK ở mức 9,02%, thặng dư thương mại ở mức 3,1 tỷ USD, mức tăng giá tiêu dùng trong năm khoảng 3,71%. Nhưng để Việt Nam có thể chuẩn bị các nền tảng kinh tế vĩ mô vững chắc hơn không chỉ trong năm nay mà cả trong những năm sau thì một cách làm bài bản, nhất quán sẽ là những yếu tố quan trọng nhất.

Theo đó, những cải cách đã đề ra trong thời gian vừa qua rất có ý nghĩa và cần làm sâu sắc hơn. Cùng với đó, những ưu tiên chính sách cũng cần được nhấn mạnh nhằm ổn định kinh tế vĩ mô và làm nền cho cải cách.

Trong bối cảnh kinh tế thế giới ngày càng bất định, Việt Nam cũng cần xây dựng thêm nhiều kịch bản khác nhau, bám sát tình hình kinh tế toàn cầu và đánh giá tác động có thể có đối với kinh tế trong nước để đề ra các phương án chính sách ứng phó.

Việt Nam cũng cần tích cực trao đổi nhiều hơn đối với các nhóm đối tác kinh tế lớn như Úc, Nhật Bản, New Zealand… vì đây cũng là những nước chịu ảnh hưởng rất nhiều bởi biến động từ các nền kinh tế như Mỹ và Trung Quốc và đã có những kinh nghiệm ứng phó riêng. Việc Việt Nam đối thoại, tạo được niềm tin với họ cũng có nghĩa chúng ta sẽ được chia sẻ về kinh nghiệm ứng phó.

Xin cảm ơn ông!

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMoney đã kiểm duyệt

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả