Kinh tế Indonesia sẽ phải đối mặt với những thách thức lớn trong tương lai
Theo Phóng viên TTXVN tại Jakarta, Bộ trưởng Kế hoạch Phát triển Quốc gia Indonesia Suharso Monoarfa ngày 14/12 cho biết, nền kinh tế nước này sẽ phải đối mặt với 5 thách thức lớn trong tương lai.
Đầu tiên là gia tăng nhân khẩu học với sự tăng dân số trong độ tuổi lao động đã diễn ra trong hai đến ba thập kỷ ở nhiều quốc gia, bao gồm cả Indonesia.
Cùng với đó, quá trình chuyển đổi nhân khẩu học cũng sẽ phải đối mặt. Hiện Indonesia có đầy đủ các thế hệ Y và Z.
Do vậy, nếu số nhân khẩu học được sử dụng hợp lý đến năm 2045, Indonesia sẽ trở thành một quốc gia phát triển và là quốc gia lớn thứ năm trên thế giới.
Tuy nhiên, những thay đổi về nhân khẩu học phải kéo theo những điều chỉnh trong hoạt động kinh tế để đáp ứng những nhu cầu cơ bản của xã hội.
Thứ hai là vấn đề đô thị hóa. Hơn một nửa dân số thế giới sống ở các thành phố. Sự di cư của cư dân nông thôn đến thành phố vẫn tiếp tục và là mức lớn nhất được ghi nhận trong khu vực châu Á.
Đến năm 2050, Liên hợp quốc ước tính số người sống ở các thành phố sẽ đạt 65%. Các thành phố lớn ở Indonesia cũng không nằm ngoài lý do này và đang cần đất nước phải tiếp tục cải thiện vì các thành phố trên mỗi hòn đảo sẽ phát triển cùng với việc huy động lao động và đi kèm với việc sử dụng công nghệ tốt hơn.
Thứ ba, thách thức liên quan đến thương mại quốc tế. Hiện nay, các xu hướng thương mại thay đổi cùng với đại dịch COVID-19 đã ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng. Điều này là do các nước phát triển sẽ di dời các ngành công nghiệp của họ vì thế Indonesia phải chuẩn bị lực lượng lao động chất lượng cao hơn.
Hiện tượng này xảy ra sau những thay đổi lớn trong ngành và lĩnh vực tài chính, do đó cần có kỹ năng nâng cao.
Thứ tư, số người có thu nhập trung bình ngày càng tăng, đặc biệt là ở các thị trường mới nổi. Sự gia tăng dân số của tầng lớp trung lưu khuyến khích ngành công nghệ cần phải tiếp tục đổi mới, phải phát triển nhanh hơn để duy trì và thậm chí tăng thị phần.
Thứ năm là thách thức tài nguyên thiên nhiên. Sự sẵn có của các nguồn tài nguyên thiên nhiên sẽ không thể đáp ứng được nhu cầu của dân số ngày càng tăng trên thế giới nói chung và Indonesia nói riêng.
Do đó, cần có các bước thay đổi đặc biệt để sử dụng và tái tạo tài nguyên thiên nhiên một cách bền vững./.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận