24HMoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
menu
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

Kinh tế covid: Cái giá của trì lạm là kinh khủng

Hạ viện Mỹ thông qua dự luật an sinh xã hội trị giá 1.800 tỷ USD, và Thượng viện sẽ tiếp tục xem xét thông qua. Trước đó, ngày 15/11, ông Biden đã ký ban hành luật cơ sở hạ tầng trị giá 1.200 tỷ USD. Đây là các gói 4, 5 của Mỹ.

Ngày 19/11, Nhật Bản công bố gói kích thích kinh tế cao kỷ lục 490 tỷ USD nhằm thúc đẩy đà phục hồi của nước này. Đây là gói thứ ba.

Lạm phát tại Anh tăng cao nhất trong vòng 10 năm qua. CPI tháng 10 tăng 4,2% yoy (cao hơn dự báo tăng 3,9%).

Lạm phát tại Canada tăng cao nhất kể từ năm 2003. CPI tháng 10 tăng 4,7% yoy.

CPI tháng 10 tại Eurozone tăng 4,1% yoy.

Ngân hàng Barclays dự báo, đầu tầu tăng trưởng sẽ là các nước phát triển; GDP toàn cầu sẽ tăng 6% năm 2021 và tăng 4,4% năm 2022; và tăng trưởng Trung Quốc đang chậm lại, tăng 7,8% năm 2021 và 4,7% năm 2022.

Nêu qua vài con số như vậy để thấy, nền kinh tế mở 200% này sẽ bị tác động ntn.

Tính chung 10 tháng năm 2021, CPI tăng 1,81% so với cùng kỳ năm trước, mức tăng thấp nhất kể từ năm 2016.

Điều này có vô lý không trong bối cảnh nền kinh tế phụ thuộc rất lớn vào kinh tế thế giới?

1- Giá các loại nguyên, nhiên vất liệu trên thế giới tăng cao, xăng dầu, sắt thép, phân bón, logistics,… đã tăng rất cao so với trước hẳn phải tác động đến CPI trong nước. Trong 10 tháng năm 2021, nhóm hàng tư liệu sản xuất ước tính đạt 252 tỷ USD, tăng 28,6% so với cùng kỳ năm trước và chiếm 93,6% tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa; nhóm hàng nguyên, nhiên, vật liệu đạt 128,08 tỷ USD, tăng 35,2% và chiếm 47,5%.

Nhiều người lý giải, từ góc độ chi phí đẩy, chúng ta nhập khẩu lạm phát nhưng rồi lại xuất khẩu lạm phát nên lạm phát của chúng ta thấp như vậy và có lẽ chưa đáng lo.

2- Vấn đề là giá các mặt hàng, đặc biệt là lương thực thực phẩm đã tăng chóng mặt, điều các bà nội trợ rõ hơn ai hết.

Song, nhìn chung, do sức mua quá yếu sau khi 23 tỉnh phong tỏa gần 2-4 tháng trời, nền kinh tế cơ bản vẫn đang ngủ, dù trong 10 tháng, chúng ta nhập khẩu hàng tiêu dùng ước tính trị giá 17 tỷ USD, tăng 22,5% và chiếm 6,4% kim ngạch nhập khẩu.

Năm nay, lạm phát vẫn đang được đặt mục tiêu dưới 4%. Chúng ta có giữ được không? Ai mà biết. Nhưng năm sau có giữ được không khi nền kinh tế đã thức dậy?

Chúng ta có gói tài chính để hỗ trợ phục hồi không? Phải có nếu không muốn các doanh nghiệp lịm luôn sau khi đã ngủ lâm sàng 3-4 tháng qua sau khi đã ngắc ngoải gần 2 năm qua. Mà đã gọi là cấp cứu thì phải ngay và luôn chứ đừng để con virus trì trệ nó dọa, năm sau mới ra thì các ông thoi thóp hiện nay đã ngỏm cả rồi, lúc đó cứu ai nữa.

Vấn đề là liều lượng, hiệu quả của gói đó ntn, ko lại đổ hết vào chứng khoán và bđs như cách đây một thập kỷ thì hệ lụy trì lạm là nhãn tiền.

Mà bong bóng của chứng khoán và bất động sản đang bắt đầu vào vòng xoáy rồi, nhìn ảnh này thì rõ.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews

Từ khóa liên quan

Bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề

Theo dõi người đăng bài

Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY

Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả