24HMoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
menu
Tywin Lannister
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

“Kinh tế chính trị học về chiến tranh” trong cuộc khủng hoảng Ukraine

Theo báo Liên hợp buổi sáng ngày 26/2, trong cuốn sách "Kinh tế chính trị học về chiến tranh" (The Political Economy of War), chuyên gia kinh tế nổi tiếng người Anh Arthur Cecil Pigou đã lấy kinh tế thời chiến làm trung tâm, thảo luận toàn diện về mối quan hệ giữa chiến tranh và kinh tế của ba giai đoạn trước chiến tranh, trong chiến tranh và sau chiến tranh.

Chuyên gia Arthur Cecil Pigou nhấn mạnh, có rất nhiều hoàn cảnh thúc đẩy bùng nổ chiến tranh, bao gồm một số sự kiện vụn vặt như quan chức bị ám sát, báo cáo ngụy tạo của quan chức ngoại giao… Tuy nhiên, nguyên nhân cơ bản thực sự của chiến tranh lại là những yếu tố đằng sau thùng thuốc súng, với mục đích cuối cùng không nằm ngoài ham muốn lợi ích và tham vọng thống trị.

Trước hết, hãy xem xét các nhân tố ham muốn lợi ích thúc đẩy cuộc khủng hoảng lần này. Ngay từ khi bùng phát toàn diện cuộc khủng hoảng tài chính vào năm 2008, Tập đoàn RAND của Mỹ đã đệ trình lên Lầu Năm Góc một bản báo cáo đánh giá tính khả thi của việc phát động một cuộc chiến tranh để chuyển hướng khủng hoảng kinh tế.

Báo cáo cho rằng tính hiệu quả của kế hoạch sử dụng 700 tỷ USD để cứu trợ thị trường có thể không bằng dùng 700 tỷ USD để phát động một cuộc chiến tranh.

Trên thực tế, RAND không phải là chủ thể duy nhất có quan điểm này. Tại một diễn đàn kinh tế được tổ chức ở Washington vào tháng 10/2010, khi trình bày quan điểm về triển vọng tương lai, hai chuyên gia kinh tế thường xuyên bất đồng quan điểm về chính sách tài khóa và thuế trong quá khứ là Paul Krugman (chủ nhân giải Nobel kinh tế năm 2008, phụ trách chuyên mục của tờ The New York Times) và Martin Feldstein của Đại học Harvard (cựu Chủ tịch Hội đồng tư vấn kinh tế của Tổng thống Ronald Reagan) đã đưa ra ý kiến thể hiện sự thống nhất cao độ hiếm có.

Họ thống nhất rằng chính sách tài khóa và tiền tệ đã không còn khả năng kích thích nền kinh tế. Đối với triển vọng kinh tế tồi tệ hiện nay của Mỹ, quốc gia hoàn toàn thiếu các đối sách để giải quyết, ngoài việc khởi động một cuộc chiến tranh quy mô lớn, thì không còn cách nào khác để có thể đưa đất nước thoát khỏi tình cảnh khó khăn.

Việc RAND, Paul Krugman và Martin Feldstein cho rằng chiến tranh có thể giải quyết khủng hoảng chính là dựa trên ham muốn lợi ích mà chuyên gia Arthur Cecil Pigou đã chỉ ra. Họ cho rằng chiến tranh có điểm tích cực về khía cạnh kinh tế, nghĩa là có thể thúc đẩy phát triển kinh tế.

Logic của luồng quan điểm này là thông qua khủng hoảng chiến tranh để mở rộng nhu cầu quân sự, thúc đẩy tiến bộ khoa học công nghệ, từ đó thúc đẩy cải thiện toàn diện nền kinh tế quốc dân, dựa vào điều này để thúc đẩy tăng trưởng toàn diện nền kinh tế, thực hiện mục tiêu việc làm đầy đủ mà họ theo đuổi.

Đồng thời, Mỹ có thể huy động sức mạnh quân sự để đảm bảo nền kinh tế không bị ảnh hưởng bởi các nhân tố bên ngoài, trên cơ sở đó thúc đẩy sự phát triển ổn định của nền kinh tế.

Những người theo quan điểm này cho rằng chỉ cần khói lửa chiến tranh không lan đến quê hương mình, chỉ cần chiến tranh không gây nên thương vong quá lớn cho đất nước mình, quy mô chiến tranh "không tiếp xúc, không thương vong" càng lớn, tiêu hao càng nhiều, cũng chính là yếu tố chiến tranh càng linh hoạt, thì sẽ càng có lợi cho việc thúc đẩy phát triển kinh tế đất nước, nếu không nền kinh tế có thể suy thoái, đình trệ.

Đương nhiên, không chỉ có Mỹ tồn tại sự tính toán này. Tuy nhiên, vấn đề lại giống như kết luận được chuyên gia kinh tế người Anh F W Hirst cùng thời với chuyên gia Arthur Cecil Pigou rút ra trong cuốn sách "Kinh tế chính trị học về chiến tranh". Thứ nhất, sự phồn thịnh của nền kinh tế do chiến tranh mang lại chỉ tồn tại ngắn hạn. Thứ hai, các khoản nợ do chiến tranh mang lại là những khoản nợ phi sản xuất đáng sợ nhất và tai hại nhất.

Kết luận của F W Hirst đã được kiểm chứng bởi Chiến tranh thế giới thứ hai. Kinh phí tiêu tốn của toàn bộ cuộc chiến tranh này là 1.117 tỷ USD, con số này xấp xỉ 60-70% thu nhập quốc dân của tất cả các nước tham chiến. Tuy nhiên, nếu tính luôn các chi phí gián tiếp như thiệt hại tài sản, quỹ dưỡng lão, lãi suất…, ước tính toàn bộ chi phí của Chiến tranh Thế giới thứ hai tính đến năm 1951 là vào khoảng 4.000 tỷ USD.

Đối với những nhà chính trị luôn muốn duy trì tham vọng thống trị của mình, việc tạo ra khủng hoảng chiến tranh để chuyển hướng chú ý về sự thất bại chính sách trong nước có lẽ vẫn hết sức phù hợp với lợi ích của họ. Các nhà chính trị trong lịch sử đã hành xử như vậy và các nhà chính trị hiện nay cũng đang thực hiện tương tự.

Ngày 5/4/2011, tờ New York Times từng chế nhạo Tổng thống Pháp lúc bấy giờ là Nicolas Sarkozy: "Tỷ lệ ủng hộ của thăm dò dân ý rơi xuống mức thấp nhất trong lịch sử, với việc cuộc bầu cử Tổng thống năm tới đang đến gần, thái độ cứng rắn của ông là để khơi dậy lòng yêu nước của người dân Pháp".

Bài viết này còn viện dẫn lời Nghị sĩ thuộc đảng đối lập của Pháp nói rằng: "Nếu ông Nicolas Sarkozy cảm thấy hành động như thế này có hiệu quả, thì mỗi tuần ông ấy có thể tuyên bố một cuộc chiến tranh"

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews

Từ khóa liên quan

Bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả