menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Quang Sang

Kinh tế 8 tháng năm 2020 (Kỳ 1): Đà phục hồi chững lại trước sóng COVID-19 lần 2

Hỗ trợ doanh nghiệp hoạt động sản xuất là một trong những ưu tiên góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Sự bùng phát trở lại của dịch COVID-19 đã tăng thêm khó khăn đối với doanh nghiệp, cũng như ảnh hưởng đến quá trình phục hồi, phát triển của nền kinh tế nói chung.

Số liệu vừa được Tổng cục Thống kê công bố cho thấy, đà phục hồi của sản xuất công nghiệp trong tháng 8/2020 đã chững lại, khi dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp trên toàn cầu làm chuỗi cung ứng bị gián đoạn.

Khi dịch bệnh bùng phát trở lại ở Đà Nẵng sau đó lan rộng đến một số địa phương trên cả nước càng chất thêm khó khăn cho sản xuất kinh doanh.Hệ quả là chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 8/2020 chỉ tăng 3,5% so với tháng trước và giảm 0,6% so với cùng kỳ năm trước.

Tính chung8tháng năm 2020, IIP ước tính tăng 2,2% so với cùng kỳ năm trước, thấp hơn nhiều so với mức tăng 9,5% của cùng kỳ năm 2019. Trong đó, ngành chế biến, chế tạo tăng3,7% (cùng kỳ năm 2019 tăng 10,6%), đóng góp 3% vào mức tăng chung; ngành sản xuất và phân phối điện tăng 2%, đóng góp 0,2%; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng2,9%, đóng góp 0,1%; riêng ngành khai khoáng giảm 7%, làm giảm 1,1% trong mức tăng chung.

Do sự bùng phát trở lại của dịch tại thị trường nội địa, hoạt động thương mại và dịch vụ tháng 8/2020 cũng có xu hướng giảm, với tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng giảm 2,7% so với tháng trước. Tính chung 8 tháng năm 2020, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng giảm nhẹ 0,02%. Điểm tích cực là mức giảm đang tiếp tục thu hẹp dần.

Tổng cục Thống kê cũng cho thấy, đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp trên toàn cầu đã ảnh hưởng đến sự phục hồi của sản xuất công nghiệp.Trong các ngành công nghiệp cấp II, một số ngành có chỉ số sản xuất8tháng giảm sâu hoặc tăng rất thấp so với cùng kỳ năm trước như: Hoạt động dịch vụ hỗ trợ khai thác mỏ và quặng giảm23,3%; sản xuất xe có động cơ giảm 14%; khai thác dầu thô và khí đốt tự nhiên giảm 11,4%;sản xuất mô tô, xe máy giảm 9,5%;...

Một số sản phẩm công nghiệp chủ lực trong8tháng giảm sâu hoặc tăng thấp so với cùng kỳ năm trước như:Bia giảm 14,8%; dầu thô khai thác giảm 14%;ô tô giảm 12,5%; khí hóa lỏng (LPG) giảm 12,1%; khí đốt thiên nhiên dạng khí giảm 9,2%;vải dệt từ sợi nhân tạo giảm8,4%; sắt,thép thô giảm7,8%; xe máy giảm 7,1%;...

Hoạt động vận tải trong tháng 8 chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi dịch Covid-19 với mức giảm 19,3% lượng hành khách vận chuyển và giảm 3,4% lượng hàng hóa vận chuyển so với tháng trước. Tính chung 8 tháng năm 2020, vận chuyển hành khách giảm 29,3% và vận chuyển hàng hóa giảm 7,3% so với cùng kỳ năm trước. Khách quốc tế đến Việt Nam trong tháng 8 vẫn giảm 98,9% so với cùng kỳ năm 2019 do nước ta tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng chống dịch, chưa mở cửa du lịch quốc tế. Tính chung 8 tháng năm nay, khách quốc tế đến nước ta chỉ đạt gần 3,8 triệu lượt người, giảm 66,6% so với cùng kỳ năm trước.

Kinh tế 8 tháng năm 2020 (Kỳ 1): Đà phục hồi chững lại trước sóng COVID-19 lần 2
Hoạt động vận tải trong tháng 8 chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi dịch Covid-19.

Các nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá giảm gồm: nhóm văn hóa, giải trí và du lịch giảm 0,2% do nhu cầu du lịch của người dân giảm mạnh khi dịch Covid-19 bùng phát trở lại; nhóm bưu chính viễn thông giảm 0,05%; nhóm may mặc, mũ nón và giày dép giảm 0,03%.

Theo các chuyên gia, để nền kinh tế tăng trưởng bứt tốc trong các tháng còn lại của năm 2020 sẽ là nhiệm vụ không đơn giản. Ông Nguyễn Anh Dương - Trưởng ban Chính sách kinh tế vĩ mô, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương (CIEM) nhận định, bối cảnh thế giới trong các tháng tới chắc chắn sẽ có nhiều điều bất định, quan hệ giữa Mỹ - Trung sẽ rất căng thẳng. Do vậy, các yếu tố liên quan đến xuất nhập khẩu, đối tác thương mại, chuỗi sản xuất… chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng. Đây sẽ là những biến số ảnh hưởng rất lớn đến kinh tế Việt Nam trong năm nay.

Trong báo cáo cập nhật mới nhất của Ngân hàng thế giới (WB) vào cuối tháng 7 vừa qua, nhận định rằng thách thức lớn của Việt Nam là phải tìm ra những động lực tăng trưởng mới để củng cố quá trình hồi phục. Động lực tăng trưởng truyền thống của quốc gia, sức cầu từ nước ngoài và tiêu dùng trong nước khó có thể sớm quay lại như trước khủng hoảng, vì vẫn còn nhiều yếu tố bất định cả trong nước và bên ngoài.

"Để thích nghi với trạng thái bình thường mới, các nhà hoạch định chính sách cần tìm ra hướng đi mới để bù lại cho những động lực tăng trưởng truyền thống đang yếu đi, đồng thời quản lý được tình trạnh bất bình đẳng gia tăng", bà Stefanie Stallmeister, Quyền giám đốc quốc gia của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam lưu ý.
Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - App Tài chính, Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại