Kinh doanh vàng bạc đá quý, DOJI lãi nghìn tỷ năm 2022
Lợi nhuận năm 2022 của DOJI gấp 4 lần số lãi đạt được năm 2021.
CTCP Tập đoàn Vàng bạc đá quý Doji công bố thông tin định kỳ về tài chính năm 2022 với nhiều thông tin thú vị.
Không chỉ vàng bạc, DOJI còn lấn sân sang bất động sản và ngân hàng
Tập đoàn DoJI tiền thân là Công ty phát triển công nghệ và thương mại TTD, thành lập năm 1994. Doji (lúc đó là TTD) chính là một trong những doanh nghiệp tiên phong trong hoạt động chuyên sâu về khai thác đá quý, chế tác cắt mài và xuất khẩu đá quý ra thị trường quốc tế. TTD cũng là doanh nghiệp đầu tiên đưa sản phẩm Ruby Sao Việt Nam ra thị trường quốc tế với thương hiện Việt Nam Star Ruby.
Cái tên Doji gắn với công ty từ năm 2007 đến nay. DOJI không ngừng phát triển nhưng vẫn lấy trọng tâm Vàng bạc Đá quý với đầy đủ các hoạt động từ Khai thác Mỏ, Chế tác cắt mài Đá quý, Sản xuất hàng Trang sức; Kinh doanh Vàng miếng; Xuất nhập khẩu và mua bán Vàng trang sức mỹ nghệ làm trọng tâm. Công ty mở rộng hệ thống chuỗi các Trung tâm Vàng bạc Trang sức trên khắp cả nước.
Giai đoạn 2009 đến 2021 DOJI lấn sân sang mảng bất động sản, và cả lĩnh vực Tài chính Ngân hàng với việc tái cơ cấu thành công Ngân hàng TMCP TPBank.
DOJI lãi nghìn tỷ năm 2022
Báo cáo ghi nhận tời điểm cuối năm 2022 vốn chủ sở hữu của DOJI đạt 6.361 tỷ đồng, tăng nghìn tỷ đồng so với thời điểm đầu năm.
Hệ số nợ phải trả gần gấp đôi vốn chủ sở hữu với 1,95 lần, tương ứng tổng nợ phải trả khoảng 12.400 tỷ đồng. Cơ cấu nợ của DOJI không nằm ở trái phiếu. Dư nợ trái phiếu năm 2022 đã giảm từ gần 3.900 tỷ đồng đầu năm xuống còn 636 tỷ đồng.
Lợi nhuận năm 2022 của DOJI đạt 1.017 tỷ đồng, tăng 334% so với số lãi 234 tỷ đồng đạt được năm 2021. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) hữu đạt 17,39% - là niềm mơ ước của nhiều doanh nghiệp. Tỷ lệ ROE đã tăng từ 5,02% thời điểm đầu năm lên 17,39% cuối năm 2022.
Cùng ngành nghề kinh doanh vàng bạc đá quý, PNJ lãi 1.800 tỷ đồng năm 2022
Cùng ngành nghề kinh doanh vàng bạc đá quý, quy mô vốn chủ sở hữu của PNJ lớn hơn DOJI. Vốn chủ sở hữu của PNJ đến 31/12/2022 đạt 8.444 tỷ đồng, tăng hơn 2.420 tỷ đồng so với thời điểm đầu năm.
Tổng nợ phải trả đến 31/12/2022 lên 4.893 tỷ đồng. Hệ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu đạt 0,58 lần, giảm từ mức 0,76 lần đầu năm.
Lợi nhuận sau thuế đạt mức tăng trương 76% so với năm 2021, lên mức 1.811 tỷ đồng. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) đạt 21,4%. PNJ đã duy trì lãi nghìn tỷ được 4 năm trở lại đây, trong đó năm 2022 lãi kỷ lục.
Còn SJC, cũng lãi chưa đến trăm tỷ
Trong khi đó SJC quy mô khiêm tốn hơn, vốn chủ sở hữu đạt 1.544 tỷ đồng, tổng nợ phải trả chỉ hơn 195 tỷ đồng. Hệ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu thấp. Cơ cấu nợ của SJC có 101,3 tỷ đồng vay tài chính ngắn hạn.
Năm 2022 SJC đạt 27.153 tỷ đồng doanh thu, tăng gần 9.500 tỷ đồng so với cùng kỳ. Quy mô doanh thu to là vậy, nhưng lợi nhuận sau thuế thu về chỉ ở mức chưa đến 49 tỷ đồng – tăng 6 tỷ đồng so với số lãi hơn 43 tỷ đồng đạt được năm 2021.
Năm 2022 được xem là năm có nhiều biến động với giá vàng trên thế giới do nhiều yếu tố, đặc biệt là ảnh hưởng từ xung đột Nga - Ukcraina. Đây là cơ hội, cũng là thách thức đối với các doanh nghiệp vàng bạc đá quý ở Việt Nam.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận