24HMoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
menu
Trương Đắc Nguyên Pro
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

Kiểu doanh nghiệp phải từ chối nhanh

Hồi mới vào nghề chứng khoán, tôi có anh đồng nghiệp nghe kể đã đầu tư từ 2010 rồi, tôi thầm coi như Sư Phụ, hồi đó không nhiều thông tin như bây giờ, tôi cứ đi hóng khắp nơi nhất là F319 có tin gì hay hay rằng sắp đánh lên hoặc sắp book lãi to lại đem ra khoe với anh, hỏi Sư Phụ xem con XYZ này có chơi được không.

Kiểu gì đó, anh Sư Phụ lướt qua mấy cái rồi chỉ nói một tiếng : Bỏ. 10 con tôi đưa lên thì anh cho 8 con nửa phút ngó qua là bỏ, mà toàn hàng thị trường, cũng có thanh khoản cũng thấy các room khác bàn rầm rộ lắm chứ chả đùa.

Hỏi kĩ thì ông ấy nói mày đừng có mất thời gian với mấy con thế này, không biết thì tự tìm hiểu đi. Quả nhiên sau vài đó vài tháng nhìn lại cổ phiếu đó đã thấy gãy trend, rơi 10% – 50% rồi.

Thực ra anh Sư Phụ tôi đã 7 năm làm thẩm định tín dụng cho ngân hàng Top 4 rồi, xong mới đam mê sang với chứng khoán. Kinh nghiệm thẩm định có sẵn, ông ấy chỉ mất một lúc để xác định mấy con lởm, “né đòn” rất nhanh, khỏi mất thời gian cho nó. Trong rất nhiều mánh tôi được dạy, có 2 mánh khá nhanh, ông anh Sư phụ của tôi lần nào cũng lăn chuột vài cái rồi đã phán bỏ qua được rồi. Nay chia sẻ với mọi người:

KIỂU DOANH NGHIỆP TỪ CHỐI NHANH SỐ 1

Kiểu doanh nghiệp phải từ chối nhanh

Mời mọi người nhìn vào Ảnh Ví dụ 1. Nhìn lướt qua ta cũng thấy bất thường ở rằng 2013 công ty này tài sản rất nhỏ, sang 2014 tài sản tăng mạnh lại toàn các khoản phải thu, đồng thời tài sản này là đến từ in thêm từ 1,8 triệu lên 20 triệu cổ phiếu.

Khoản phải thu là thứ dễ vẽ vời, một tờ giấy là tạo ra rồi, nếu chỉ vậy mà lượng cổ phiếu mà nhóm cổ đông nắm giữ tăng gấp 11 lần có phải quá dễ dàng không?

Năm 2016 cũng một lần tương tự, in thêm 11,5 triệu cổ phiếu và đồng tiền lại trôi đi ra với các khoản phải thu.

Trường hợp này là công ty quá dễ dãi trong việc tăng vốn, không hề có tiền thực ở lại với doanh nghiệp, cổ phiếu in thêm đó có lẽ “không giá trị”. Nếu vậy còn gì mà chúng ta phải quan tâm nữa. (sau này cổ phiếu trên đã giảm tới 90%)

Từ đó sau này tôi cứ phải ngó các doanh nghiệp tăng vốn nhiều, in thêm liên tục xong tiền lại chạy vô đâu. Nếu chạy vô sản xuất kinh doanh, mở rộng quy mô nhà máy, tích thêm hàng tồn kho, đầu tư thì cũng tốt. Nhưng trường hợp tăng vốn gấp 2 gấp 3 gấp n ban đầu, xong tiền lại “chạy ra” hết theo các khoản phải thu, cho vay = Loại ngay.

Cách nữa nhìn cũng nhanh mà rõ ràng vấn đề, là vào bảng lưu chuyển tiền tệ, để thấy 2 năm 2014 và 2016 có cùng điểm chung, tiền vào từ tài chính là in thêm cổ phiếu, tiền chạy ra cho khoản phải thu, âm dòng tiền hoạt động kinh doanh. Và cũng thấy rõ ràng hành vi này bất thường hơn các năm khác = Loại là đúng

Tại đây cũng đặt ra một vấn đề nữa, đó là trường hợp các doanh nghiệp tài sản mà phải thu chiếm tới 80-90% tài sản. Khả năng thu hồi là bao nhiêu, còn lại gì ở doanh nghiệp. Kiểu này anh em phân tích hay gọi là “Rỗng ruột”. Cũng không mất thời gian làm gì.

KIỂU DOANH NGHIỆP TỪ CHỐI NHANH SỐ 2:

Kiểu doanh nghiệp phải từ chối nhanh

Trước là ví dụ về nhìn qua từ số tổng thấy bất thường, còn những trường hợp như Ảnh ví dụ 2, nhìn lướt qua phải thu không phải quá cao trong tổng tài sản nhưng xem thuyết minh thì lại thấy:

Phải thu mà có rất nhiều là tên các cá nhân, công ty đâu phải ngân hàng mà đem đi cho vay bán lẻ

Phải thu đáng kể từ các đơn vị liên quan

Trường hợp này công ty dường như dành hết vốn, dành hết cái tốt, cái hay cho cá nhân riêng "cầm hộ" thì ai thiệt? Chỉ có cổ đông mà thôi, chắc các ngân hàng nhìn cũng phải lăn tăn = Loại

Hai lời từ chối trên, thực ra rất cơ bản nhưng mà chắc không đi vào sách nên bao năm làm ngành chứng khoán, mỗi thế mà mình trả lời cho 50% câu hỏi “Em ơi con này có gì không?” lần nào chỉ ra cũng thấy nhà đầu tư à ồ tâm đắc. Mà đó chắc chưa đến 5’.

Còn nữa cũng nên lọc nhanh loại bỏ:

- Các cổ phiếu dính tới ban lãnh đạo không đáng tin

- Các cổ phiếu đã bị uỷ ban cảnh báo hay bị kiểm soát

- Các cổ phiếu bị kiểm toán từ chối đưa ra ý kiến hoặc ý kiến trái ngược

- Cổ phiếu mãi mãi không có thanh khoản

Như vậy 1700 mã trên sàn, rút lại còn về tầm 200 mã

Gần như tất cả các anh em đầu tư theo phân tích doanh nghiệp mà mình biết cuối cùng chỉ follow tầm 50 - 100 mã là đủ. Để rút ngắn như vậy phải phân tích sâu hơn, lúc này bắt đầu phải có những mẹo nhất định để PHÂN TÍCH NHANH DOANH NGHIỆP, ví dụ như: Không phải đọc từ đầu tới cuối từng dòng của báo cáo tài chính theo thứ tự, mà tiếp kiệm thời gian bằng đi đọc mô hình kinh doanh của doanh nghiệp = qua đó sẽ biết phần nào trọng yếu = note nó lại để mở báo cáo tài chính là tìm đến đó trước tiên = Sẽ tìm tới trọng tâm, đánh giá được luôn và tiếp kiệm thời gian hơn rất nhiều.

Hay như, xếp loại các ra tăng trưởng bao nhiêu thì được coi là tốt, ROE bao nhiêu thì là tốt, Nợ vay thế nào là cân bằng ? Chuẩn bị trước các tiêu chí đó rồi thì mọi người dễ phân loại, xếp loại và so sánh với nhau, chọn lọc cơ hội rất nhanh.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews

Từ khóa liên quan

Bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề

Theo dõi người đăng bài

Trương Đắc Nguyên Pro

Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY

Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả