menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Nguyễn Thúy Quỳnh

Kiến trúc trong phim ảnh: Chủ nghĩa hiện đại, chủ nghĩa vị lai và hơn thế nữa

Phim ảnh và kiến trúc đã gắn bó với nhau kể từ khi có sự ra đời của hình ảnh chuyển động. Cả hai phương tiện đều là những biểu hiện liên quan đến không gian, thời gian và con người, tình trạng con người thông qua tường thuật không gian. Kiến trúc sư cũng giống như người đạo diễn – tạo ra hiện thực từ giả tưởng. Một số tác phẩm điện ảnh dưới đây là những ví dụ về kiến trúc trong phim ảnh, và những hiện thực như vậy đã vẽ nên chủ nghĩa hiện đại, chủ nghĩa vị lai và hơn thế nữa.

Kiến trúc trong phim ảnh từ 1970 đến 2020

Solaris (Andrei Tarkovsky, 1972)

Kiến trúc trong phim ảnh: Chủ nghĩa hiện đại, chủ nghĩa vị lai và hơn thế nữa

Cảnh trong Solaris mô tả phiên bản viễn cảnh của tương lai kiến trúc.

Trong Solaris, Tarkovsky giới thiệu một viễn cảnh kiến trúc không giống như các kiểu tương lai thường gặp trong thể loại này. Đối nghịch với “A Space Odyssey” của Stanley Kuick năm 2001, Solaris dựa trên quan điểm về tương lai trong các tương tác của con người, chứ không phải các hiệu ứng đặc biệt. Kiến trúc đơn giản và hiện thực, vị lai nhưng đầy thơ mộng, và tất cả được thực hiện thông qua các dàn cảnh đặc biệt và hoàn hảo, là chìa khóa cho sự thành công của bộ phim.

Blade Runner (Ridley Scott, 1982)

Kiến trúc trong phim ảnh: Chủ nghĩa hiện đại, chủ nghĩa vị lai và hơn thế nữa

Ennis House ở Los Angeles thiết kế bởi Frank Lloyd Wright vào đầu những năm 1920, được giới thiệu trong “Blade Runner”.

Những viễn cảnh viễn tưởng là một chủ đề lặp đi lặp lại trong các bộ phim. Một ví dụ đáng chú ý là Blade Runner, lấy bối cảnh năm San Angeles 2019, một thành phố tương lai, hậu công nghiệp. Giống như tất cả các tác phẩm khoa học viễn tưởng khác, bộ phim là sự phê phán quá khứ và hiện tại, đồng thời là một biểu hiện rõ ràng về những nỗi sợ hãi do điều kiện đô thị mới gây ra. Có thể xem bộ phim như một lời cảnh báo đối với sự gia tăng dân số, sự ngập tràn đô thị và chủ nghĩa tư bản không kiểm soát. Trong đó, ngôi nhà Ennis House ở Los Angeles, chịu ảnh hưởng từ người Maya của KTS Frank Lloyd Wright đã cung cấp một bối cảnh hoàn hảo cho tâm trạng của nhân vật chính.

The Big Lebowski (The Coen Brothers, 1998)

Kiến trúc trong phim ảnh: Chủ nghĩa hiện đại, chủ nghĩa vị lai và hơn thế nữa

Ngôi nhà của John Lautner’s Sheats-Goldstein đã được thừa kế bởi LACMA vào năm 2016. Gần 20 năm trước đó, nó đã xuất hiện trong The Big Lebowski. (Ảnh: Tom Ferguson)

Bộ phim hài đen mới (neo-noire comedy) của anh em nhà Coen là một sự tôn kính đối với thành phố Los Angeles. Điểm nổi bật về không gian của bộ phim chính là ‘Porno House’, được thiết kế thực sự bởi KTS John Lautner. Những đường nét đặc sệt kiến trúc và cách sử dụng bê tông có tính toán, cả về tính trang trí và che khuất góc 90 độ, trái ngược trực tiếp với thái độ tự do của Dude.

A Single Man (Tom Ford, 2009)

Kiến trúc trong phim ảnh: Chủ nghĩa hiện đại, chủ nghĩa vị lai và hơn thế nữa

Bộ phim lấy bối cảnh năm 1962 và cảnh quay chủ yếu được thực hiện tại Schaffer Residence ở California, một ngôi nhà khác của KTS John Lautner. Bảng màu buồn bã và khắc khổ của gỗ cùng các sắc độ khác nhau của màu be đóng vai trò như một phông nền phù hợp với cuộc sống của nhân vật chính George, vì nó dường như rút cạn nguồn năng lượng mà người bạn đời quá cố của anh để lại. Bối cảnh ở đây phản ánh tính cách của nhân vật chính và do đó cung cấp một hướng đi để hiểu rõ hơn về anh ta thông qua cách thể hiện kiến trúc.

Ex Machina (Alex Garland, 2014)

Kiến trúc trong phim ảnh: Chủ nghĩa hiện đại, chủ nghĩa vị lai và hơn thế nữa

Các kiến trúc sư người Na Uy Jensen & Skodvin đã thiết kế ngôi nhà mùa hè này tại khách sạn Juvet Landscape ở Na Uy, có địa điểm như trong phim.

Được quay ở một địa điểm phủ đầy lá ở Na Uy, bộ phim này mô tả cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ bên ngoài, đối lập trực tiếp với tính vật chất cứng nhắc của ngôi nhà hư cấu nhân vật chính Nathan sở hữu, tối giản gần như mang tính áp bức. Sự tương phản phản ánh mối quan hệ giữa con người và máy móc. Trong bộ phim này với chỉ bốn diễn viên, ngôi nhà trở thành sự hiện diện thứ năm. Có vẻ như sự nhầm lẫn mà Caleb (một trong bốn nhân vật) thể hiện trong phim, ngôi nhà phức tạp này có thêm một chiều hướng thiết yếu cho câu chuyện. Nó nêu bật vai trò quan trọng của kiến trúc trong phim.

Black Panther (Ryan Coogler, 2018)

Kiến trúc trong phim ảnh: Chủ nghĩa hiện đại, chủ nghĩa vị lai và hơn thế nữa

Cảnh trong phim Black Panther với quang cảnh của xứ Wakanda, được cho là lấy cảm hứng từ kiến trúc của Zaha Hadid.

Lấy bối cảnh đất nước giả tưởng Wakanda, Black Panther là tác phẩm mô tả thành công nhất gần đây về afrofuturism (tạm dịch: chủ nghĩa vị lai Phi). Kiến trúc của bộ phim phê phán chủ nghĩa thực dân bằng cách đưa ra viễn cảnh về một đô thị trung tâm châu Phi. Sự đại diện của không gian đô thị thể hiện như một viễn cảnh tương lai của Zaha Hadid. Nó là thứ được miễn trừ khỏi những hạn chế do tính trực giao mà châu Âu áp đặt, mang lại cho cư dân của nó khả năng tiếp nhận công nghệ mà không chối bỏ truyền thống.

Parasite (Bong Joon Ho, 2019)

Kiến trúc trong phim ảnh: Chủ nghĩa hiện đại, chủ nghĩa vị lai và hơn thế nữa

Chủ nghĩa hiện đại rõ nét ở ngôi nhà của gia đình Park trong Parasite hoàn toàn được cấu trúc và tạo ra bởi nhân vật kiến trúc sư hư cấu Namgoong Hyeonja.

Kiến trúc trong Parasite hiện hữu như một phép ẩn dụ xuyên suốt mà đạo diễn Bong Joon Ho giải thích về sự bất bình đẳng trong xã hội Hàn Quốc. Nó nhấn mạnh sự thật rằng môi trường xây dựng của chúng ta là đại diện cho xã hội. Từ ‘banjiha’ (chỉ các căn hộ tầng hầm ở Hàn Quốc) của nhà Kim đến ngôi nhà sang trọng của gia đình Park, bộ phim nói lên ngôn ngữ của kiến trúc được thể hiện thông qua sự tương phản. Các không gian bên trong và bên ngoài, sự gọn gàng và lộn xộn, các mảng đặc và khoảng trống thể hiện sự khác biệt trong các tầng lớp xã hội. Cốt truyện được sắp đặt trong những ngôi nhà này để mọi thứ được hiểu thông qua việc xây dựng không gian. Việc thiết lập này diễn tả tầm ảnh hưởng quan trọng của kiến trúc trong cách kể chuyện bằng phim và hình ảnh.

Malcom & Marie (Sam Levinson, 2021)

Kiến trúc trong phim ảnh: Chủ nghĩa hiện đại, chủ nghĩa vị lai và hơn thế nữa

Nhà của Malcolm và Marie, Caterpillar House, thiết kế bởi Feldman Architecture ở Carmel, California. (Ảnh: Netflix)

Kể cả trong gam màu trắng đen, sẽ khó để phản đối căn nhà Caterpillar của kiến trúc sư Jonathan Feldman không phải là ngôi sao thứ ba của bộ phim này. Ngôi nhà sinh thái rộng 260m² mang đến một phông nền hoàn hảo cho bộ phim về mối quan hệ giữa Malcom và Marie. Chúng ta dần biết về cách bố trí của căn nhà trong suốt bộ phim từ lúc câu chuyện được mở ra. Câu chuyện về không gian ngôi nhà nhắc nhở chúng ta rằng kiến trúc là bối cảnh phổ biến trong cuộc sống hàng ngày của mình.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - App Tài chính, Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại