Kiến thức kinh tế cơ bản nhất mà bạn phải biết!
Sự phát triển của 1 nền kinh tế được đo bằng tốc độ tăng trưởng GDP.
1. Kinh tế có 2 thành phần chính là Kinh tế vi mô/Kinh tế vĩ mô:
- Kinh tế vi mô nghiên cứu hành vi, động cơ của người tiêu dùng, giá cả, lợi nhuận, v.v…
- Kinh tế vĩ mô nghiên cứu nền kinh tế rộng hơn và những giá trị lớn hơn như lãi suất, GDP và các công cụ khác mà bạn thường thấy trong mục kinh tế của các tờ báo.
=> Kinh tế vi mô hữu ích hơn cho các nhà quản trị còn kinh tế vĩ mô có lợi hơn cho các nhà đầu tư.
2. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP): Đây là công cụ cơ bản nhất để đo kích thước của 1 nền kinh tế.
- Theo khái niệm, GDP sẽ bằng tổng thu nhập của tất cả người dân trong 1 quốc gia hoặc tổng giá trị thị trường của tất cả sản phẩm và dịch vụ được sản xuất trong quốc gia đó.
3. Tốc độ tăng trưởng:
- Sự phát triển của 1 nền kinh tế được đo bằng tốc độ tăng trưởng GDP.
- Vì GDP là thước đo thu nhập của 1 quốc gia, nên tốc độ tăng trưởng GDP sẽ cho thấy thu nhập trung bình một người dân tăng lên bao nhiêu mỗi năm.
4. Luật cung – cầu: nền tảng của kinh tế
Bất cứ khi nào nguồn cung tăng sẽ làm cho giá giảm và cầu tăng sẽ làm giá tăng.
5. Lạm phát
Lạm phát (tính theo phần trăm) cho thấy mức độ tăng giá của hàng hoá so với năm trước.
6. Lãi suất
Trong ngắn hạn, lãi suất thường được quy định bởi các NHTW. Về lâu dài, lãi suất sẽ do thị trường quyết định và phụ thuộc vào tỉ lệ lạm phát và viễn cảnh của nền kinh tế.
=> Những cơ chế NHTW dùng để kiểm soát lãi suất ngắn hạn được gọi là chính sách tiền tệ.
7. Mối quan hệ "Lãi suất – Lạm phát – Tăng trưởng":
Gần như có 1 mối quan hệ ngược chiều giữa lãi suất và tỉ lệ tăng trưởng GDP, ngoài ra lãi suất có thể ảnh hưởng trực tiếp đến tỉ lệ lạm phát. Vì thế, khi bạn gia tăng lãi suất, lạm phát sẽ có xu hướng đi xuống
=> Tuy nhiên đi cùng với nó là kinh tế phát triển chậm lại.
8. Chính sách tài khóa
Chính phủ có thể kiểm soát nền kinh tế bằng cách điều chỉnh chi tiêu. Nhóm các cơ chế sử dụng ngân sách hình thành nên chính sách tài khóa. Khi chính phủ chi tiêu nhiều, dẫn đến cầu nhiều hơn và giá tăng nhiều hơn. Điều này có nghĩa rằng nền kinh tế tăng trưởng tốt nhưng đồng thời mang theo lạm phát cao và ngược lại.
9. Chu kỳ kinh tế
Khởi đầu chu kỳ sẽ là sự bùng nổ của nền kinh tế, sau đó nó phát triển đến mức cực thịnh, tiếp đến sẽ bước vào suy thoái (thời kì tăng trưởng âm/thất nghiệp gia tăng) và cuối cùng là sang chu kỳ tiếp theo.
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận