24HMoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
menu
Vũ Hướng
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

Kiến thức cần nắm về biểu đồ thanh cho người mới bắt đầu

Cùng với biểu đồ nến hay biểu đồ đường, biểu đồ thanh là một trong những khái niệm quan trọng nhất mà nhà đầu tư cần hiểu và vận dụng trong quá trình giao dịch chứng khoán. Thường gắn liền với khối lượng giao dịch trong phân tích kỹ thuật, biểu đồ thanh thể hiện rõ nét, chính xác về xu hướng dịch chuyển của giá trong một ngày giao dịch. Vậy chính xác thì biểu đồ thanh là gì? Có đặc điểm cụ thể ra sao? Vai trò và ứng dụng cụ thể như thế nào? Hãy cùng 24hmoney tìm hiểu ngay sau đây!

Kiến thức cần nắm về biểu đồ thanh cho người mới bắt đầu
Biểu đồ thanh thể hiện biến động giá theo thời gian của mã cổ phiếu VCB

1/ Khái niệm về biểu đồ thanh

Biểu đồ thanh (Thuật ngữ tiếng Anh: Bar Chart) là biểu đồ hiển thị các thanh giá theo thời gian. Trong đó mỗi thanh sẽ thể hiện xu hướng dịch chuyển của giá trong một khoảng thời gian đã xác định và thường áp dụng cho thị trường giao dịch mỗi ngày. Biểu đồ sẽ có giá mở cửa (Open), giá cao (High), giá thấp (Low) và giá đóng cửa (Close) trong cùng một ngày nên còn được gọi là biểu đồ thanh OHLC. Ngoài ra biểu đồ này còn có thể được gọi là biểu đồ HLC nếu đã được điều chỉnh để chỉ hiển thị mức mức giá cao - giá thấp và giá đóng cửa.

Với đặc thù thông tin cung cấp về giá, biểu đồ thanh thường được sử dụng cùng biểu đồ nến, biểu đồ đường để theo dõi sự thay đổi giá của cổ phiếu (gồm xu hướng giá tăng/giảm, xu hướng đảo ngược tiềm năng, biến động) trước khi nhà đầu tư quyết định giao dịch.

2/ Đặc điểm cụ thể của biểu đồ thanh

2.1/ Đặc trưng nhận biết của biểu đồ thanh

Như đã nói ở trên, biểu đồ thanh là một tập hợp của những thanh giá, mỗi thanh sẽ thể hiện biến động giá trong cùng một khoảng thời gian nhất định. Trong đó ở từng thanh có một đường thẳng đứng đại diện cho mức giá cao nhất - thấp nhất mà cổ phiếu đạt được trong một khoảng thời gian.

- Giá mở cửa được đánh dấu bằng đường ngang nhỏ ở bên trái đường thẳng đứng

- Giá đóng cửa được đánh bấu bằng đường ngang nhỏ ở bên phải đường thẳng đứng

- Trong trường hợp giá đóng cửa cao hơn giá mở cửa, thanh có thể mang màu đen/xanh lá cây. Ngược lại khi giá đóng cửa thấp hơn giá mở cửa (giá giảm trong thời gian đó) thanh mang màu đỏ. Màu sắc mã hoá thanh giá tuỳ thuộc vào giá tăng cao/thấp hơn, từ đó nhà đầu tư có thể nhận biết xu hướng và biến động giá một cách rõ ràng hơn.

Biểu đồ thanh có thể chứa đựng khá nhiều thông tin dành cho nhà đầu tư do hội tụ được những mức giá giao dịch mỗi ngày trong từng thời kỳ. Theo đó, thanh dọc dài cho thấy sự chênh lệnh giá lớn giữa mức cao và thấp ở một giai đoạn (thể hiện sự biến động giá tăng). Còn nếu thanh có thanh dọc rất nhỏ thì biến động giá xảy ra khá ít.

Ngoài ra khi có một khoảng cách lớn giữa giá mở và đóng cửa là lúc giá đã thay đổi đáng kể. Cụ thể là nếu mức giá đóng cửa vượt xa mức mở cửa thì người mua đã rất tích cực trong việc giao dịch cổ phiếu, đồng nghĩa với tiềm năng trong tương lai sẽ có thêm khá nhiều nhà đầu tư lựa chọn sở hữu. Trong trường hợp giá đóng cửa gần với giá mở cửa thì giá cổ phiếu không thay đổi nhiều.

2.2/ Phân biệt với biểu đồ nến

Có không ít người nhầm lẫn biểu đồ thanh và biểu đồ nến. Cách phân biệt duy nhất là phải biết rằng hai biểu đồ rằng tuy thông tin hiển thị giống nhau nhưng cách thức thể hiện lại khác nhau. Cụ thể là biểu đồ thanh bao gồm một đường thẳng đứng và những đường ngang nhỏ bên trái và bên phải thể hiện cho việc mở và đóng cửa. Tương tự chân "nến" cũng có một đường thẳng đứng thể hiện mức cao - thấp của giá trong một khoảng thời gian (thường được gọi là "bóng đổ" hoặc "bấc") nhưng phần thể hiện sự khác biệt của giá đóng - mở cửa (thân nến) sẽ dày hơn biểu đồ thanh.

Ví dụ cho biểu đồ thanh và nến của mã cổ phiếu VNM (Vinamilk)

Biểu đồ thanh

Kiến thức cần nắm về biểu đồ thanh cho người mới bắt đầu

Biểu đồ nến

Kiến thức cần nắm về biểu đồ thanh cho người mới bắt đầu
3.3/ Cách đọc biểu đồ thanh

Cách đọc biểu đồ thanh là căn cứ vào cấu tạo gồm một đường thẳng đứng thể hiện phạm vi giá giao dịch trong phiên. Nếu trong khoảng thời gian giao dịch, giá tăng đường thẳng sẽ có màu xanh và ngược lại sẽ mang màu đỏ khi giá giảm.

Hai đường ngang xuất phát từ đường biên độ giá được dùng để đánh dấu giá mở và đóng cửa. Đường ngang hướng sang phía bên trái là giá cửa cửa và bên phải là giá đóng cửa.

Bên cạnh đó, quý vị cũng nên hiểu rõ những yếu tố sẽ thể hiện trong biểu đồ là:

- Giá mở cửa: Là mức giá đầu tiên được giao dịch trong một thanh, hiển thị bằng một thanh nhỏ nằm ngang bên trái mỗi thanh

- Giá cao: Là mức giá cao nhất được giao dịch trong một thanh, hiển thị bằng phần trên cùng của mỗi thanh

- Giá thấp: Là mức giá thấp nhất được giao dịch trong một thanh, hiển thị bằng phần dưới cùng mỗi thanh

- Giá đóng cửa: Là mức giá cuối cùng được giao dịch trong một thanh, hiển thị bằng đường ngang nhỏ bên phải của mỗi thanh

- Hướng và bên độ: Hướng giá được thể hiện bởi vị trí của những chân mở và đóng. Khi giá mở cửa cao hơn, giá trong suốt thanh giao dịch giảm và ngược lại. Vị trí trên cùng và dưới cùng của một thanh dọc sẽ là biên độ, được tính bằng mức cao - thấp hoặc thanh cao - thanh thấp.

3. Vai trò và ứng dụng của biểu đồ thanh

Biểu đồ thanh cung cấp thông tin về giá mở cửa, giá đóng cửa, giá cao và thấp nhất. Vì vậy nó sẽ mang đến dữ liệu cần thiết về thông tin - biến động giá để nhà đầu tư phân tích, từ đó tạo nên chiến lược/mô hình giá phù hợp.

Với vai trò nói trên, biểu đồ thanh là "gương mặt" quen thuộc trong phân tích kỹ thuật. Mỗi nhà đầu tư sau khi phân tích giá sẽ lựa chọn hướng đi khác nhau, cụ thể là mỗi phong cách giao dịch sẽ tương ứng với một khung thời gian khác nhau trong quá trình tìm hiểu thị trường, cụ thể:

- Biểu đồ thanh 1 phút hiển thị thanh giá mới theo mỗi phút, thích hợp cho người giao dịch trong ngày nhưng lại không quá hữu ích với tất cả nhà đầu tư vốn cần một "bức tranh" toàn cảnh trong dài hạn.

- Biểu đồ thanh hàng tuần thể hiện sự chuyển động giá cổ phiếu theo mỗi tuần có thể lý tưởng với nhà đầu tư dài hạn nhưng lại khá "rườm rà" với những ai muốn giao dịch trong ngày.

Bài viết về những kiến thức cần nắm của biểu đồ thanh đến đây là kết thúc. Cảm ơn quý vị vì đã theo dõi. Để cập nhật thêm nhiều bài viết vui lòng truy cập 24hmoney.com hoặc tải app 24h money hoàn toàn miễn phí!

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews

Từ khóa liên quan

Bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả