24HMoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
menu
Vũ Thu Trang
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

Kiến nghị triển khai gói hỗ trợ kinh tế lên tới 660.000 tỉ đồng

Trong tham luận gửi tới Diễn đàn Kinh tế năm 2021 khai mạc sáng nay, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam kiến nghị tổng gói hỗ trợ cần chi ra là 660.000 tỉ đồng, ước 8% GDP trong 2 năm 2022-2023.

Theo Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, ưu tiên chi mua vắc-xin để tiêm chủng toàn dân cần phải tiếp tục được triển khai trong năm 2022-2023 - Ảnh: Q.ĐỊNH

Phục hồi và phát triển bền vững là chủ đề Diễn đàn Kinh tế năm 2021, do Ủy ban Kinh tế Quốc hội, Ban Kinh tế trung ương và Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam phối hợp tổ chức sáng 5-12.

Để ổn định vĩ mô, làm cơ sở cho sự phục hồi toàn diện của nền kinh tế trong trung và dài hạn, tại Diễn đàn Kinh tế năm nay, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội đề nghị triển khai kịp thời và hiệu quả tổng gói cứu trợ nền kinh tế trong năm 2022-2023 khoảng 666.000 tỉ đồng, tập trung 4 lĩnh vực ưu tiên.

Ưu tiên nguồn lực cho y tế

Giải pháp được ưu tiên hàng đầu trong các gói hỗ trợ mà Viện Hàn lân Khoa học xã hội Việt Nam đề xuất là phải đảm bảo nguồn lực củng cố hệ thống y tế trên toàn quốc với 76.000 tỉ đồng.

Lý do dịch bệnh COVID-19 trong 2 năm qua đã khiến hệ thống y tế tại nhiều tỉnh, thành phố bị thiệt hại nặng nề cả về nhân lực và vật lực, trong khi đại dịch trên thế giới còn đang diễn biến phức tạp.

Nhằm củng cố hệ thống y tế, cần 50.000 tỉ đồng để chi xét nghiệm sàng lọc cộng đồng; chi y tế cho phòng dịch và điều trị COVID- 19; chi mua vắc-xin để thực hiện chương trình tiêm chủng toàn dân.

Trường hợp dịch bệnh bùng phát trên diện rộng cần dự phòng khoản kinh phí 26.000 tỉ đồng để chi cho phòng dịch; nghiên cứu vắc-xin và thuốc chữa bệnh và hỗ trợ người nhiễm bệnh cách ly.

Hỗ trợ trực tiếp cho người lao động khó khăn

Bên cạnh việc hỗ trợ trực tiếp cho hệ thống y tế, giải pháp tiếp theo là phải tiếp tục củng cố hệ thống an sinh xã hội. Theo đề xuất của Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, kinh phí cần chi ra khoảng 58.000 tỉ đồng hỗ trợ những nhóm dân cư, người lao động chịu ảnh hưởng tiêu cực lớn nhất bởi đại dịch.

Cụ thể hỗ trợ việc khắc phục đứt gãy lao động như trợ giá cho các tuyến xe khách liên tỉnh, tàu hỏa phải chạy 50% công suất để chống dịch, nhà trọ 0 đồng trong vòng một tháng, hỗ trợ xét nghiệm miễn phí...

Đảm bảo những người lao động nhập cư làm việc trong khu vực không chính thức không có giao kết hợp đồng được hỗ trợ đầy đủ để yên tâm ngồi nhà... khi bị phong tỏa.

Căn cứ của đề xuất này dựa trên các Nghị quyết số 42; 154; 68 của Chính phủ về các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch COVID-19. Trong đó, các khoản mục hỗ trợ cụ thể gồm duy trì việc làm cho 4,1 triệu người lao động với mức hỗ trợ 1,5 triệu đồng trong 6 tháng với tổng số tiền là 36.900 tỉ đồng.

Hỗ trợ người lao động tạm hoãn hợp đồng lao động, nghỉ việc không lương với người nghỉ việc dưới 1 tháng là 1.855.000 đồng, cho người nghỉ việc trên 1 tháng là 3.710.000 đồng. Ước tính tỷ lệ thất nghiệp của Việt Nam năm 2022 là 5% tương đương với tổng thất nghiệp dự báo 2,68 triệu người. Nên tổng mức hỗ trợ ước khoảng 10.000 tỉ đồng.

Hỗ trợ người lao động ngừng việc dành cho người bị cách ly hoặc ở trong khu vực bị phong tỏa, mức hỗ trợ là 1 triệu đồng/người. Tổng mức hỗ trợ này căn cứ vào số người thực tế.

Hỗ trợ người lao động đang nuôi con dưới 6 tuổi hoặc mang thai được hỗ trợ 1 triệu đồng/người. Dự kiến nhóm lao động này khoảng 7,4 triệu người nên tổng mức hỗ trợ là 7.400 tỉ đồng.

244.000 tỉ đồng hỗ trợ doanh nghiệp

Bên cạnh đó, xác định doanh nghiệp là đối tượng chịu thiệt hại nặng nề do đại dịch, Viện Hàn lâm Khoa học cũng kiến nghị các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp cần phải thiết thực hơn với nguồn lực cần chi là 244.000 tỉ đồng trong 2 năm 2022-2023.

Căn cứ của mức đề xuất này là tính đến tháng 10, Chính phủ đã miễn, giảm, giãn 95.000 tỉ đồng tiền thuế, phí, lệ phí và tiền thuê đất, miễn, giảm 27.000 tỉ đồng tiền lãi cho khách hàng bị ảnh hưởng bởi COVID-19. Như vậy, tổng hỗ trợ đã thực hiện là 122.000 tỉ đồng.

Giải pháp cuối cùng là đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công - kênh rất quan trọng để kích thích nền kinh tế. Do đó, Việt Nam cần tiếp tục cải cách thể chế để giải ngân 288.000 tỉ đồng trong giai đoạn 2 năm 2022-2023.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews

Từ khóa liên quan

Bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả