Kiểm soát lạm phát năm 2022 sẽ rất "mệt"
Theo Thứ trưởng Bộ Kế hoạch - Đầu tư, lạm phát trong năm 2021 vẫn sẽ đạt kế hoạch dưới 4%. Thế nhưng, bước sang năm 2022, việc điều tiết và kiềm chế lạm phát sẽ rất mệt.
Căn cứ vào diễn biến CPI từ đầu năm đến nay, có thể nhận định, mức lạm phát của năm 2021 sẽ thấp hơn 4%, đạt chỉ tiêu do Quốc hội và Chính phủ đề ra. Đây là thành công trong việc điều hành kinh tế vĩ mô của Chính phủ và các Bộ, ngành.
Tuy nhiên, trong thời gian còn lại của năm 2021, nếu không “kìm cương” đà tăng của một số mặt hàng thiết yếu sẽ đe dọa tới kế hoạch kiềm chế lạm phát trong những năm tiếp theo.
Ông Trần Quốc Phương, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch - Đầu tư thừa nhận: Một số mặt hàng như xăng dầu, gas, vật liệu xây dựng đang chịu sự phụ thuộc rất lớn từ thị trường thế giới, mỗi khi thế giới có biến động về giá, thì các mặt hàng này tại thị trường trong nước sẽ biến động theo.
Chính vì vậy, lạm phát được xếp vào yếu tố khách quan, nên rất khó để đưa ra một kế hoạch hay bất kỳ giải pháp kiềm chế nào cụ thể, mà chỉ có thể dựa vào sát sườn, bám sát vào tình hình thế giới để có các giải pháp phù hợp.
Thứ trưởng Trần Quốc Phương thừa nhận: Giai đoạn sau dịch, nhất là năm 2022 sắp tới, việc điều hành, kiểm soát lạm phát rất khó. Bởi vì, Việt Nam đang phải chịu 2 hình thái lạm phát khác nhau, đó là lạm phát trong - ngoài và lạm phát đến từ cung - cầu.
Ông Phương khẳng định: Mỗi hình thái lạm phát khác nhau sẽ có giải pháp đối phó khác nhau, chứ không thể có một giải pháp chung duy nhất. Như vậy, trong bối cảnh sau dịch, Việt Nam đang phải chịu 2 hình thái lạm phát khác nhau, điều này khiến cho công tác kiểm soát lạm phát trong thời gian tới rất mệt.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận