menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Bùi Xuân Hoài

'Kiểm soát giá nhà đất không chỉ nhìn từ góc độ kinh tế'

Quê tôi là một thị trấn biển, đất ruộng hay đất ở vẫn còn bỏ trống nhiều, nhưng hỏi giá thì toàn tiền tỷ, đó là điều rất vô lý.

Theo dữ liệu "tỷ số giá nhà trên thu nhập" mới cập nhật, giá nhà trung bình ở Việt Nam hiện gấp 23,7 lần thu nhập trung bình hàng năm hộ gia đình, nhích nhẹ từ mức 23,5 hồi 2023. Trong khi đó, chỉ số này theo các chuyên gia sẽ lý tưởng ở mức từ 5-7 lần. Bất hợp lý giữa giá nhà và thu nhập tại Việt Nam ngày càng tăng đồng nghĩa với việc giấc mơ mua nhà ngày càng xa tầm với của người Việt.

Đồng ý rằng thực tế đất chật người đông, nơi thành thị giá nhà phải cao là điều khó tránh và có ở mọi đô thị phát triển trên thế giới. Tuy nhiên, vẫn có thể kiểm soát thông qua nhiều cách, ví dụ chính sách thuế. Việc này sẽ giúp giá nhà giảm đi, an sinh xã hội được cải thiện, tránh tình trạng phân hóa giàu nghèo diễn ra quá nhanh mà nguyên dân do đất đai là chính.

Thêm nữa, giờ không chỉ đất thành thị tăng giá mà cả đất nông thôn hay đất rừng, đất ở quê cũng có giá quá cao. Giờ về các tỉnh muốn mua được 100 m2 đất ở cũng không rẻ. Điển hình như quê tôi - một thị trấn biển mà đất ruộng hay đất ở vẫn còn bỏ trống nhiều - nhưng hỏi giá thì toàn tiền tỷ. Trong khi thu nhập của người dân ở đó (nếu làm công bình thường hay làm nhà nước) sẽ không thể hơn được 10 triệu đồng một tháng.

Tất nhiên, nếu dùng từ "giá trị thật" cho bất động sản thì hơi khó để giải thích. Nhưng nếu nói giá mà ở đó mọi người đều có thể tiếp cận được khi lao động chân chính với những ngành nghề cơ bản trong xã hội thì dễ hình dung hơn. Ví dụ hai vợ chồng làm văn phòng hay công nhân nhà máy, tổng thu nhập 50 triệu đồng một tháng, sau khi trừ đi chi tiêu cho gia đình (20-30 triệu đồng một tháng) thì thử hỏi họ còn dư bao nhiêu? Dựa trên đó, có thể suy ra giá nhà thế nào là hợp lý?

Còn để giải quyết triệt để vấn đề trên thì ta cần có chính sách và quy định từ nhà nước, chứ không thể để thị trường tự điều chỉnh được. Đối với bất động sản thì không chỉ Việt Nam mà các nước khác như Trung Quốc hay Singapore... chính sách cũng phải can thiệp rất nhiều. Vì bất động sản không như một số ngành nghề khác, nó ảnh hưởng rất lớn đến phúc lợi xã hội.

Ví dụ chính sách giãn dân, kiềm chế giá đất tại các khu vực ngoại thành hay tỉnh có thể giúp giãn dân, thu hút đầu tư khu công nghiệp và người dân về đó sinh sống... Nếu bạn đi một vòng các tỉnh lân cận TPHCM thì sẽ thấy giá đất đều quá cao, dẫn đến khó thu hút đầu tư.

Dân số Việt Nam đang sắp đạt đỉnh và có dấu hiệu già hóa trong tương lai. Hàng trăm ngàn căn nhà hay chung cư hiện nay xây xong sẽ có nguy cơ bị bỏ hoang. Nếu thực sự tìm cách dùng hết quỹ đất hiện tại thì tôi nghĩ nhu cầu nhà ở cũng không phải quá áp lực. Việc phân hóa giàu nghèo là điều đương nhiên, nó là động lực cho sự phát triển của xã hội. Nhưng một nơi ở giản đơn không nên là việc gì đó quá tầm tay đối với rất nhiều gia đình vẫn ngày đêm chăm chỉ cống hiến cho xã hội. Bất động sản không nên chỉ đứng trên góc nhìn kinh tế.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
1 Yêu thích
2 Chia sẻ
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - App Tài chính, Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại