Kích cầu ra sao khi người tiêu dùng 'thắt chặt' hầu bao
Du lịch là một trong những ngành chịu tác động nặng nề nhất bởi đại dịch COVID-19. Hai năm qua, để vượt qua khó khăn, các doanh nghiệp trong ngành này phải chắt chiu từng đồng, chuyển hướng sang các lĩnh vực khác.
Thương mại bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng trong tháng 10 năm 2021 giảm 19,52% so với cùng kỳ năm trước.
Theo ông Nguyễn Công Hoan, Tổng Giám đốc Công ty Flamingo Redtours, cho biết đến giờ phút này thị trường chưa khởi động trở lại, điều đó đồng nghĩa hoạt động du lịch vẫn đóng băng. Doanh nghiệp suy giảm hơn 90% doanh thu so với thời kỳ trước dịch.
"Để cầm cự qua ngày, chúng tôi chuyển sang cung cấp một số dịch vụ như vé máy bay, phòng khách sạn, dịch vụ thương mại như tư vấn làm thủ tục visa, gói cách ly... Nhu cầu du lịch thông thường chưa có", ông Hoan nói.
Về kế hoạch phục hồi, lãnh đạo Flamingo Redtours cho hay, ngay từ khi dịch xảy ra, doanh nghiệp đã lên kế hoạch như mở cửa một phần hoặc toàn bộ thì doanh nghiệp sẽ "bật dậy" ra sao. Có thể nói chúng tôi luôn sẵn sàng để trở lại hoạt động trong ngành du lịch bất cứ khi nào.
Tuy nhiên, ông Hoan băn khoăn, yếu tố quan trọng nhất để thị trường phục hồi là người dân phải có nhu cầu đi du lịch. Hiện nay, dịch COVID-19 khiến thu nhập của nhiều người bị suy giảm mạnh, nhu cầu trong ngành du lịch giảm mạnh. Do vậy, Chính phủ cần có gói kích thích kinh tế để giúp người dân cải thiện mức thu nhập, gia tăng chi tiêu, từ đó doanh nghiệp cũng được "cứu sống".
"Khi kinh tế phát triển, nhu cầu giao thương đi lại, tiêu dùng tăng cao hơn, các khu vực kinh tế khác tăng tốc thì dịch vụ du lịch sẽ phát triển. Du lịch là ngành dịch vụ nên chỉ khi nào thu nhập người dân cải thiện, mức sống tăng cao, thì chúng tôi mới trở lại hoạt động trong trạng thái bình thường mới", Tổng Giám đốc Công ty Flamingo Redtours nhấn mạnh.
Không chỉ doanh thu du lịch suy giảm mà mức chi tiêu cho việc mua sắm của người dân cũng giảm rõ rệt, một phần đến từ xu hướng đơn giản và tiết kiệm, một phần do ảnh hưởng sâu sắc của đại dịch COVID-19.
Theo khảo sát của Nielsen Việt Nam, hộ gia đình có thu nhập 6 triệu đồng trở xuống bắt buộc phải thắt chặt chi tiêu do ảnh hưởng của dịch bệnh; nhóm có thu nhập từ 8 - 20 triệu đồng cũng buộc phải điều chỉnh chi tiêu, chuyển từ các sản phẩm cao cấp sang sử dụng các mặt hàng bình dân hơn, chủ yếu rơi vào nhóm thực phẩm, thức uống; nhóm thu nhập cao cũng thể hiện việc giảm mức chi tiêu cho các mặt hàng cao cấp thuộc nhóm không thiết yếu.
Lý giải thương mại bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng giảm mạnh trong 10 tháng qua, Bộ Công Thương nhìn nhận nguyên nhân trực tiếp là do ảnh hưởng của dịch COVID-19 diễn biến phức tạp và kéo dài tại nhiều tỉnh, thành trên cả nước, nhất là các địa phương lớn như TP.Hà Nội, TP. HCM Đà Nẵng, Bình Dương, Đồng Nai, Khánh Hòa (tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ của các địa phương này chiếm tỷ trọng 50 - 60% của cả nước) bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Cần có kế hoạch kích cầu
Rõ ràng trong bối cảnh này, Chính phủ cần có những giải pháp để kích cầu sức tiêu dùng trong nước thông qua các gói hỗ trợ, kích thích kinh tế. Ông Tô Hoài Nam, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt nam, thành viên Ban Chỉ đạo Trung ương Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, đánh giá thời gian qua Việt Nam đã chủ động ban hành nhiều chính sách hỗ trợ DN với mục tiêu chủ yếu là tập trung vào hỗ trợ người lao động, hỗ trợ các DN thông qua việc miễn, giảm, giãn hoãn các loại thuế, phí...
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận