Kịch bản nào cho tăng trưởng kinh tế của TP.HCM?
PGS.TS Trần Hoàng Ngân – Viện trưởng Viện nghiện cứu và Phát triển TP.HCM, cho rằng, tăng trưởng kinh tế TP.HCM năm 2021 sẽ đạt 6,37% nếu khống chế được dịch ngay trong quý II.
Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển kinh tế TP.HCM cho biết, Ngân hàng Thế giới (WB) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đưa ra những kịch bản tăng trưởng kinh tế lạc quan hơn so với năm 2020, đặc biệt ở các nước phát triển. Theo đó, các báo cáo gần đây cho thấy kinh tế thế giới phục hồi rất mạnh, thể hiện ở tỷ lệ tăng trưởng kinh tế từ đầu năm đến nay như Mỹ 6,4%, Trung Quốc 18,3%, Hàn Quốc 1,8%, và Việt Nam là 5,58%...
Theo ông Ngân, sự phục hồi kinh tế thế giới có một số tác động tiêu cực đến tình hình cung cầu. Kinh tế phục hồi nên tổng cầu hàng hóa tăng lên, dẫn đến giá cả một số mặt hàng quan trọng cũng tăng cao. Chẳng hạn quặng sắt tăng từ 100 USD/ tấn lên 210 USD/ tấn, dầu thô tăng từ 31 USD/ thùng, lên 70 USD/thùng. Giá thép, nhôm, phân bón, thức ăn, gia súc, đậu bắp, đậu tương đều tăng từ 50 đến 100%.
PGS.TS.Trần Hoàng Ngân - Viện trưởng Viện nghiên cức và Phát triển TP.HCM.
Về mặt tích cực, khi kinh tế thế giới phục hồi sẽ dẫn đến nhu cầu hàng hóa sẽ tăng lên. Trong đó, các đại gia lớn chiếm thị phần lớn về xuất khẩu của Việt Nam cũng như TP.HCM như Mỹ, châu Âu, Trung Quốc. Cả 3 khu vực này đều đang phục hồi, do đó, thị trường xuất khẩu cho các doanh nghiệp Việt Nam đang rất lớn.
Đối với dự báo về kịch bản tăng trưởng kinh tế của TP.HCM, qua phân tích của bối cảnh thế giới và các tác động cung – cầu, PGS.TS Trần Hoàng Ngân cho rằng, tất cả các kịch bản đưa ra đều sẽ thất bại, nếu như Việt Nam không nhập được vắc xinvà chúng ta không triển khai được việc tiên vắc xin cho người dân cũng như người lao động, đặc biệt là tại TP.HCM.
Hiện nay, Việt Nam đã đàm phán và đặt hàng của các hãng được 120 triệu liều vắc xin, nếu như kế hoạch này không được triển khai thực hiện trong năm 2021 thì các doanh nghiệp sẽ rất bấp bênh.
Từ cơ sở đó, ông Ngân đưa ra 3 dự báo về kịch bản tăng trưởng kinh tế của TP HCM. Theo đó, với kịch bản thứ nhất, kịch bản thấp, nếu Thành phố khống chế dịch trong tháng 8, tốc độ tăng trưởng GRDP 9 tháng đầu năm của Thành phố sẽ tăng 5,02%, cả năm đạt 4,9%. Trong đó, ngành công nghiệp tăng trưởng 4,09%, dịch vụ tăng trưởng 5,77%.
Ở kịch bản thứ hai, kịch bản trung bình, nếu đến tháng 7 Thành phố kiểm soát được dịch bệnh thì tốc độ tăng trưởng GRDP 9 tháng đầu năm đạt 5,26%, cả năm 5,53% so với cùng kỳ.
Với kịch bản cao nhất, nếu Thành phố khống chế được dịch trong quý II năm nay. Thành phố tập trung xử lý các điểm nghẽn, các nút thắt về đất đai, thủ tục hành chính để đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công, tháo gỡ khó khăn cho các dự án chậm giải ngân, đặc biệt là các dự án trọng điểm, quy mô lớn có sức lan tỏa như dự án đường Vành đai 2 kến nối dự án Vành đai 3; cải thiện môi trường đầu tư; chuyển đổi đất trồng lúa… Trên cơ sở đó, dự báo tốc độ tăng trưởng GRDP 9 tháng đầu năm là 5,74% và cả năm đạt 6,37%.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận