menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Trần Trung Hiếu Pro

Kịch bản nào cho giá cà phê năm 2023?

Tình hình cung cầu của cà phê thời gian qua

Sau khi giá giằng co ở mức cao trong 09 tháng đầu năm. Trong gần 2 tháng trở lại đây, giá Arabica đã giảm hơn 50%, có thời điểm giá chạm mức thấp nhất trong 18 tháng và Robusta giảm nhẹ hơn với 17%.

Kịch bản nào cho giá cà phê năm 2023?

- Nguồn cung:

Triển vọng nguồn cung tích cực hơn đã thay thế những lo ngại của thị trường về việc thiếu hụt tại Brazil trong nửa đầu năm. Theo báo cáo mới nhất được Rabobank, ngân hàng này dự đoán sản lượng cà phê niên vụ 2023/2024 tại Brazil có thể tăng 8% so với niên vụ hiện tại. Sản lượng tăng thêm tập trung chủ yếu vào Arabica nhờ những cơn mưa xuất hiện liên tục từ cuối tháng 9 tại Minas Gerais, vùng trồng cà phê chính của Brazil.

Nguồn cung của Robusta cũng trở nên tích cực hơn khi Việt Nam, quốc gia xuất khẩu Robusta hàng đầu thế giới chính thức bước vào vụ thu hoạch. Lượng cà phê thu hoạch càng lớn khiến nông dân càng đẩy mạnh xuất khẩu do cần kho để chứa cà phê của vụ mới.

- Nhu cầu:

Hệ quả từ việc tăng lãi suất để kiểm soát lạm phát của các Ngân hàng Trung ương lớn, khiến thế giới đứng trước nguy cơ suy thoái kinh tế đã tạo áp lực lên người tiêu dùng, khiến họ phải cắt giảm chi tiêu đối với các loại hàng hóa không thiết yếu => nhu cầu tiêu thụ cà phê suy yếu khiến giá cà phê giảm mạnh

Ngoài ra, đồng đô-la Mỹ tăng cao cũng thúc đẩy lực bán từ phía nông dân, góp phần khiến giá cà phê sụt giảm.

Diễn biến giá cà phê thời gian tới sẽ ra sao ?

Kịch bản nào cho giá cà phê năm 2023?

Trong năm 2023, các Ngân hàng Trung ương lớn vẫn quyết định theo đuổi chính sách tiền tệ thắt chặt nhằm đưa lạm phát về mức mục tiêu, bức tranh kinh tế thế giới sẽ tiếp tục nhuốm màu ảm đạm. Kéo theo đó là nhu cầu tiêu thụ đối với cà phê sẽ khó có thể hồi phục và thậm chí là sụt giảm mạnh trong năm tới.

Trong tháng 10, IMF đã cắt giảm dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2023 thấp hơn mức dự đoán 3,2% cho năm 2022. Trong đó, khu vực đồng tiền chung Euro và Mỹ là 2 thị trường tiêu thụ cà phê lớn nhất thế giới đều có mức tăng trưởng khá khiêm tốn lần lượt là 0,5% và 1%.

- Đối với sản phẩm cà phê Arabica, theo các số liệu cập nhật mới nhất về cà phê niên vụ 2022/2023 của USDA, 2 quốc gia xuất khẩu Arabica hàng đầu là Brazil và Colombia đều điều chỉnh giảm sản lượng so với báo cáo hồi giữa năm, điều này có thể giúp giá cà phê hạn chế đà suy yếu trong thời gian ngắn tới.

Với Brazil, USDA đã cắt giảm sản lượng niên vụ hiện tại của nước này giảm 1,7 triệu bao so với báo cáo hồi tháng 6. Sản lượng suy yếu kéo theo xuất khẩu cũng giảm thấp nhất trong 4 năm gần đây.

Tại Colombia, sản lượng được dự báo sẽ giảm nhẹ 3,1% so với báo cáo trước đó và xuất khẩu cũng bị cắt giảm 2,3% so với dự đoán trước đó.

- Cùng với đó nguồn cung tại các nước xuất khẩu Robusta lại tích cực hơn, có thể là yếu tố gây áp lực lên giá trong thời gian tới mặc dù sản lượng vẫn được dự báo sẽ suy yếu nhẹ so với báo cáo trước đó và xuất khẩu tại Việt Nam được ước tính sẽ tăng nhẹ lên.

Tại Indonesia, nước xuất khẩu Robusta lớn thứ 3 thế giới, cả sản lượng và xuất khẩu đều được USDA dự báo tích cực hơn với mức tăng lần lượt là 7% và 1,5%.

Kết luận:

Trong dài hạn, thị trường sẽ phản ứng mạnh hơn với những dự đoán về sản lượng cà phê trong niên vụ 2023/2024 của các nước xuất khẩu hàng đầu. Dù còn khá sớm để dự đoán chính xác nguồn cung trong niên vụ tới, thị trường cũng có những kỳ vọng tích cực hơn so với niên vụ trước khi La Nina sẽ bớt khắc nghiệt. Tại Brazil, dù có những quan điểm trái chiều về sản lượng cà phê trong niên vụ tới, giới phân tích đều nhận định rằng, đầu ra ít nhất sẽ ngang bằng với niên vụ hiện tại.

Dưới áp lực từ việc nhu cầu tiêu thụ tiếp tục suy yếu do lo ngại suy thoái kinh tế, giá cà phê thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng sẽ nối tiếp xu hướng giảm. Tuy nhiên, đà giảm của cà phê sẽ được điều chỉnh chậm lại do nguồn cung không thực sự tích cực như những gì thị trường đã và đang kỳ vọng. Với những cơn mưa đá xuất hiện tại Minas Gerais vào cuối tháng 10 và đầu tháng 11, khiến hơn 50.000 hecta cà phê tại Brazil bị hư hại và thị trường có phần dao động với kỳ vọng trước đó. Cùng với đó, 2023 là năm mất mùa của cà phê theo chu kỳ 2 năm được mùa một lần tại Brazil, sẽ là nhân tố hạn chế lại đà giảm do nhu cầu suy yếu gây ra đối với giá mặt hàng này.

Như vậy, kịch bản chung đặt ra cho giá cà phê là tiếp tục đi xuống nhưng đà giảm sẽ được điều chỉnh so với hiện tại.

----------------------------------------------------------

Trong bối cảnh toàn thị trường tài chính đang chịu nhiều áp lực lớn từ vĩ mô chung, thị trường đầu tư cổ phiếu, bất động sản không còn hấp dẫn thì các sản phẩm hàng hóa lại đem lại nhiều cơ hội tiềm năng cho các NĐT. Sản phẩm cà phê ARABICA và ROBUSTA được niêm yết giá tại Sở giao dịch hàng hóa ICE liên thông trực tiếp qua Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam đã được Bộ Công Thương cấp phép hoạt động tới nay đã sang năm thứ 5 năm tại Việt Nam và đang là kênh đầu tư phổ biến và được nhiều NĐT quan tâm.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Trần Trung Hiếu Pro

Bấm theo dõi để nhận thêm nội dung bổ ích từ chuyên gia này.

Tìm hiểu thêm về chuyên gia.

Hãy chọn VIP/PRO hàng đầu để nhận kho bài viết chuyên sâu

4 Yêu thích
5 Chia sẻ
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - App Tài chính, Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại