Khủng hoảng Ukraine đẩy giá vàng và dầu tăng vọt, lạm phát của Việt Nam tăng lên 5,1% năm nay?
Giá dầu thô được cho là sẽ sớm vượt ngưỡng 100 USD/thùng, trong khi giá vàng cũng đang tiến sát đến mức 2.000/ounce. Nếu điều này xảy ra, tình hình lạm phát toàn cầu sẽ thêm căng thẳng.
Kết thúc phiên giao dịch sáng nay (22/02) tại Châu Á, giá dầu WTI tăng 3,22% lên 94 USD/thùng, dầu Brent tăng 1,5% lên 96,82 USD/thùng.
Giá dầu sắp phá ngưỡng 100 USD/thùng
Sau đà giảm trầm trọng hồi cuối năm ngoái, giá dầu thô từ đầu năm đã có đợt tăng trưởng mạnh mẽ, phá ngưỡng 90 USD/thùng, tăng 20% trong năm 2022 và hơn 80% kể từ đầu năm 2021.
Nguồn cung bị hạn chế và nhu cầu phục hồi kinh tế sau đại dịch là những nguyên nhân sự tăng trưởng này. Thêm vào đó, căng thẳng địa chính trị ở Ukraine được dự đoán sẽ góp phần khiến đà tăng này tiếp tục leo thang.
“Dầu có thể tăng vọt lên 110 USD/thùng nếu khủng hoảng tồi tệ hơn,” Andy Lipow, chủ tịch Lipow Oil Associates cho biết.
“Nếu chúng ta thực sự cắt nguồn cung dầu của Nga cho châu Âu, vốn đang ở mức 3 triệu thùng/ngày, giá dầu có thể tăng thêm 10-15 USD, khiên Brent tăng lên 110 USD/thùng,” Lipow bổ sung thêm.
Ông cho biết thêm rằng thị trường sẽ tập trung vào một cuộc xâm lược mới tại Ukraine và sau đó sẽ chờ xem nguồn dầu tiếp tế đến từ đâu.
Trong khi đó, hưởng ứng đà tăng của giá dầu thô, giá vàng cũng tăng vọt lên đến 1.914 USD/ounce. Các chuyên gia cho biết trong trường hợp căng thẳng địa chính trị tiếp tục trầm trọng, việc giá vàng chạm mốc 2.000 USD/ounce cũng không phải là không thể xảy ra.
Tại Việt Nam, giá vàng đang ở mức 63 triệu đồng/lượng. Và hiện nay, các doanh nghiệp buôn vàng như SJC đã điều chính theo hướng tăng ở mức gần 64 triệu đồng/lượng.
Tính tới 14h30 ngày hôm nay, giá vàng mua vào – bán ra ở SJC là 63,3 triệu đồng/lượng – 63,92 triệu đồng/lượng; ở Doji là 63 triệu đồng/lượng – 63,7 triệu đồng/lượng.
Lạm phát Việt Nam sẽ tăng lên 5,1%?
Báo cáo dự đoán giá dầu thế giới và tác động lên kinh tế Việt Nam do BSC công bố gần đây cho thấy 2 kịch bản.
Một là kém tích cực nếu giá dầu duy trì ở mức80 USD/ thùng, lạm phát của Việt Nam có thể tăng tới 4,5%. Tuy nhiên,nếu Mỹ ban lệnh trừng phạt thì giá dầu nhiều khả năng sẽ vượt ngưỡng 100 USD/thùng, lạm phát có thể tăng lên 5,1%.
Với kịch bản 2, tình hình khả quan hơn, lạm phát sẽ tăng từ 3-3,6%.
Lạm phát tăng cao có thể gây áp lực lên chính sách tiền tệ nới lỏng của Ngân hàng Nhà nước và tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam. Theo bà Nguyễn Bích Lâm, nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê, xăng dầu chiếm khoảng 3,52% tổng chi phí sản xuất của toàn bộ nền kinh tế. Như vậy, xăng dầu đangchiếm tỷ trọng khá cao và tác động mạnh mẽvào giá thành sản phẩm.
Với nền kinh tế Việt Nam, giá xăng dầu tăng 10% làm GDP giảm khoảng 0,5% và làm chỉ số CPI tăng 0,36%.
Trong vòng 1 năm trở lại đây, giá xăng dầu trong nước đã tăng 50% so với cùng kỳ. Như vậy, giá dầu có thể đã khiến CPI tăng thêm 1,5% so với thời điểm tháng 2/2021.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận