menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Nguyễn Minh Đức

Khủng hoảng tài chính

Nhân ngày thị trường chứng khoán rực mầu cờ đỏ, tôi nhớ đến mấy nghiên cứu về khủng hoảng tài chính.

Có mấy nhà kinh tế học, sau khi tổng hợp lại 53 cuộc khủng hoảng lớn trong lịch sử thì thấy 78% trong số đó xuất hiện vài năm sau khi có sự cắt giảm các quy định trên thị trường tài chính. Mô tả đơn giản là khi nới lỏng các quy định trên thị trường tài chính sẽ dễ tạo bong bóng tài sản, vài năm sau bong bóng vỡ thì tạo nên khủng hoảng.

Sự tăng trưởng nóng của thị trường tài chính Việt Nam trong 2 năm qua và sự sụt giảm chỉ số chứng khoán tháng vừa rồi cũng có dấu hiệu tương tự khi chúng ta mới nới quy định phát hành trái phiếu riêng lẻ năm 2018. Lưu ý rằng sự sụt giảm này còn xa mới đến mức khủng hoảng tài chính, vì nó chưa lây lan đến ngân hàng, chưa ảnh hưởng đến tỷ giá, cũng chưa làm giảm tỷ lệ đầu tư hay tăng thất nghiệp. Tương lai chưa biết, nhưng hiện tại thì vẫn còn ổn.

Nói như vậy, không có nghĩa là đổ tại việc tự do hoá thị trường tài chính sẽ luôn dẫn đến khủng hoảng. Vẫn có ít nhất 22% các cuộc khủng hoảng mà không thể dùng lý do tự do hoá tài chính để lý giải.

Và quan trọng hơn, vẫn có rất nhiều quốc gia, nhiều trường hợp tự do hoá tài chính mà không dẫn đến khủng hoảng. Trung Quốc trong 20 năm qua là ví dụ gần nhất về việc tự do hoá tài chính mà không có một cuộc khủng hoảng nào đáng kể (dù họ cũng có không ít lần chao đảo).

Tôi cũng không nghĩ rằng sự sụt giảm của thị trường chứng khoán lần này của Việt Nam thuần tuý là do nới quy định về trái phiếu cách đây mấy năm. Nó là sự tổng hợp của nhiều yếu tố như tình hình tăng trưởng tốt giai đoạn 2015 – 2019 tạo sự lạc quan thái quá, tỷ lệ tiết kiệm tăng và nới lỏng chính sách tiền tệ trong hai năm covid.

À, đến đây có thể nhiều người thắc mắc là vì sao tự do hoá tài chính dẫn đến khủng hoảng mà các nước lại vẫn cố gắng làm. Thực ra, tự do hoá tài chính rất có lợi cho tăng trưởng kinh tế mỗi quốc gia. Nó giúp các nguồn vốn nhanh chóng được phân bổ đến những nơi tạo ra giá trị thặng dư tốt nhất.

Kịch bản đẹp nhất, đương nhiên là tự do hoá tài chính mà không có khủng hoảng. Nhưng kể cả khi có khủng hoảng thì các số liệu thống kê cũng cho thấy là các nước tự do hoá tài chính vẫn tăng trưởng tốt hơn, trung bình khoảng 0.2% mỗi năm, so với việc giữ các quy định kìm hãm thị trường tài chính.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Nguyễn Minh Đức

Bấm theo dõi để nhận thêm nội dung bổ ích từ chuyên gia này.

Tìm hiểu thêm về chuyên gia.

Hãy chọn VIP/PRO hàng đầu để nhận kho bài viết chuyên sâu

3 Yêu thích
2 Chia sẻ
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - App Tài chính, Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại