Khủng hoảng khí đốt, suy thoái phủ bóng nền kinh tế lớn nhất EU
Hiệp hội ngành công nghiệp BDI của Đức đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2022 từ 3,5% trước chiến sự xuống 1,5%.
Đức sẽ đối mặt với một cuộc suy thoái nhất định nếu nguồn cung khí đốt Nga đã ngừng trệ hoàn toàn, một cơ quan trong ngành cảnh báo ngày 21/6.
Ngày 21/6, Hiệp hội ngành công nghiệp BDI của Đức đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2022 từ 3,5% trước chiến sự xuống 1,5%. Hiệp hội cho biết, việc ngừng cung cấp khí đốt của Nga sẽ khiến nền kinh tế lớn nhất châu Âu suy thoái là không thể tránh khỏi.
Khí đốt Nga vẫn đang được bơm qua Ukraine nhưng với tốc độ giảm và đường ống Nord Stream 1 đi qua Baltic, tuyến đường cung cấp quan trọng cho Đức, chỉ hoạt động 40% công suất.
Việc giảm lượng khí đốt Nga gây trở ngại cho nỗ lực của châu Âu trong bổ sung vào các kho lưu trữ để đạt mục tiêu toàn EU là khoảng 80% vào tháng 10 và 90% vào tháng 11 nhằm giúp khối này vượt qua mùa đông nếu nguồn cung đã bị gián đoạn hơn nữa. Hiện kho lưu trữ khí đốt của EU ở mức khoảng 55%.
Trong khi đó, Italia cho biết sẽ xem xét cung cấp hỗ trợ tài chính để giúp các công ty nạp lại kho khí đốt để tránh một cuộc khủng hoảng sâu hơn vào mùa đông.
Italia cần đẩy nhanh nỗ lực nạp khí đốt và Rome nên xem xét tài trợ cho các công ty mua khí đốt để lưu trữ, theo Bộ trưởng Bộ chuyển đổi sinh thái Italia Roberto Cingolani.
Một nguồn tin chính phủ Italia tiết lộ, bảo lãnh của nhà nước có thể là một lựa chọn để giảm chi phí tài chính. “Khí đốt hiện nay đắt đến mức các nhà khai thác không thể bỏ tiền vào" - ông Cingolani nói.
Giá khí đốt chuẩn cho châu Âu được giao dịch quanh mức 126 euro (133 USD) mỗi megawatt giờ (mwh) vào ngày 21/6.
Reuters nhận định, các quốc gia EU từ Biển Baltic ở phía bắc đến Adriatic ở phía nam đã vạch ra các biện pháp đối phó với cuộc khủng hoảng nguồn cung sau chiến sự Nga - Ukraine.
Italia, cũng như các nước khác như Áo, Đan Mạch, Đức và Hà Lan, đã kích hoạt giai đoạn cảnh báo sớm đầu tiên trong kế hoạch 3 giai đoạn để đối phó với cuộc khủng hoảng nguồn cung khí đốt.
Trước chiến sự Ukraine, EU phụ thuộc vào Nga tới 40% nhu cầu khí đốt, riêng Đức, sự phụ thuộc này lên tới 55%. Một số quốc gia đã tạm thời lùi kế hoạch đóng cửa các nhà máy điện than để ứng phó với tình hình thiếu nguồn cung.
Giá xăng đã đạt mức kỷ lục, làm tăng lạm phát và tăng thêm thách thức cho các nhà hoạch định chính sách đang nỗ lực đưa châu Âu ra khỏi tình trạng suy thoái kinh tế.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận