Khủng hoảng kép: Cô Vy càn quét – Cuộc chiến dầu mỏ náo loạn - Khối ngoại bán ròng
Sau khi càng quét Trung Quốc và Hàn Quốc, CoVy đang gây bão ở EU. Dù Hàn Quốc đang dần khống chế được dịch, hoạt động sản xuất của Trung Quốc đang bắt đầu phục hồi, nhưng EU lại là thị trường xuất khẩu lớn thứ 2 của Việt Nam nên kiểu gì mình cũng tiếp tục bị ảnh hưởng. Đó là chưa kể đến các ngành hàng không, du lịch nghĩ dưỡng, ăn uống giải trí trong nước đang bị lăn quay vì CoVy.
Chưa xong với CoVy làm nhu cầu năng lượng toàn cầu sụt giảm thì lại tới anh Ả Rập và Nga phá giá dầu. Không phải ngẫu nhiên mà thị trường chứng khoán Mỹ rớt mạnh sau cuộc chiến dầu mỏ cũng như thị trường chứng khoán trải qua phiên giao dịch tệ nhất trong 33 năm qua sau động thái giảm mạnh lãi suất và bơm tiền của FED trong chủ nhật vừa rồi.
Giá dầu rớt mạnh thì doanh thu và lợi nhuận của các công ty năng lượng Mỹ giảm mạnh trong khi năm vừa rồi mấy ông này đẩy mạnh vay nợ để đầu tư dự án mới. Hệ quả là rủi ro không trả được nợ của các công ty này trên thị trường trái phiếu tăng vọt với giá dầu ở mức thấp. Nếu giá dầu mà rớt sâu nữa thì cũng ko biết chừng mấy em MQ-9 Reaper mù màu lại làm gì đó theo lệnh đại ca .
Không chỉ ngành các công ty năng lượng, mà nhiều nhóm ngành khác cũng đang bị ảnh hưởng nặng không chỉ từ doanh thu sụt giảm mà hoạt động sản xuất kinh doanh cũng bị gián đoạn, từ ngành hàng không cho tới du lịch, ăn uống giải trí, sản xuất otô…. Dẫn đến rủi ro phá sản gia tăng. Đồng nghĩa các trái phiếu của các doanh nghiệp này bị giảm đánh giá tín nhiệm. Việc này không chỉ làm giá trái phiếu giảm mà còn buộc các các bond funds phải bán ra theo nguyên tắc và làm thị trường trái phiếu doanh nghiệp trở nên tồi tệ hơn. Thị trường này mà toang thì chắc anh em ra đê hết.
Giai đoạn vừa qua thì nhiều bond funds có kết quả thảm hại hơn cả anh em nhà chứng sĩ nên anh em cũng đừng sầu lòng. Thị trường trái phiếu doanh nghiệp hiện nay đã lên tới 75 nghìn tỷ USD, quá lớn so với thị trường cổ phiếu, đang đứng trước nguy cơ quá lớn. Đó có lẽ là lý do chính khiến FED mạnh tay chứ không phải để xoa dịu thị trường chứng khoán.
Với tình hình vậy và dịch Covy thì cũng thể chả trách khối ngoại bán ròng. Việt Nam có độ mở nền kinh tế lớn với kim ngạch xuất nhập khẩu gấp đôi GPD, do đó thị trường Việt Nam cũng khó tránh khỏi ảnh hưởng những biến động của thị trường chứng khoán thế giới với mức giảm khoản 27% kể từ sau tết ta tới giờ.
Với đà sụt giảm mạnh trong giai đoạn tan nát vừa qua, thì có nhiều cổ phiếu có giá trị vốn hóa còn thấp hơn cả lượng tiền doanh nghiệp đang nắm giữ sau khi trừ nợ. Còn nếu không trừ nợ vay tài chính, thì chắc có tới 2 tá doanh nghiệp có vốn hóa (tính theo giá đóng cửa ngày 16/3) thấp hơn lượng tiền mặt.
Cố phiếu tốt xấu lẫn lộn, có đủ cả...
P/E của thị trường giờ chỉ còn 10.x thấp nhất từ 2013 tới nay. Rẻ cũng không chắc là rẻ, vì sắp tới lợi nhuận của các công ty niêm yết sẽ giảm do CoVy càng quét thì P/E forward lại tăng lên vì E giảm. SBV mạnh tay giảm lãi suất thì cũng chỉ là liều thuốc giảm đau, còn thị trường có rẻ hơn nữa hay không lại phụ thuộc vào em CoVy và đơn thuốc của chính phủ sắp tới thế nào.
Hy vọng sắp tới mọi thứ sẽ sáng sủa hơn. Anh em chung tay phòng chống dịch, trách tích trữ thực phẩm quá mức kẻo làm lạm phát tăng.
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận