Không cấp phép triển khai dịch vụ mới cho doanh nghiệp để còn SIM rác
Trước vấn nạn SIM rác, Vụ Viễn thông cho biết đã đặc biệt lưu ý các doanh nghiệp viễn thông và tiến tới sẽ kiến nghị xử lý trách nhiệm cá nhân người đứng đầu doanh nghiệp nếu có hiện tượng dung túng hành vi này.
Đây là nội dung chính mà ông Giang Văn Thắng - Trưởng phòng Cơ sở hạ tầng và kết nối - Cục Viễn thông (Bộ Thông tin và Truyền thông) trao đổi riêng với VietTimes.
- Thưa ông, các kênh phân phối hiện nay vẫn còn tồn tại các loại SIM nghi ngờ là SIM kích hoạt sẵn, hay còn gọi là SIM rác. Ông có bình luận gì về việc này?
Cụ thể, đây là các SIM đã được phân phối đến người tiêu dùng nhưng có thông tin chưa chính xác, chưa đầy đủ hoặc SIM có dấu hiệu nghi ngờ là SIM kích hoạt sẵn còn tồn trên các kênh phân phối của các doanh nghiệp – chủ yếu là ở các điểm ủy quyền.
- Vậy Cục Viễn thông đã có biện pháp gì để ngăn chặn triệt để tình trạng này, thưa ông?
Cùng với đó, Bộ mạnh tay ra quyết định xử phạt các hành vi vi phạm quản lý thông tin thuê bao của các doanh nghiệp viễn thông di động. Chúng tôi không chỉ xử lý doanh nghiệp, các chi nhánh của doanh nghiệp mà cả các điểm cung cấp dịch vụ viễn thông. Bộ Thông tin và Truyền thông đã xử phạt các hành vi vi phạm, với tổng số tiền là gần 800 triệu đồng và tịch thu gần 7.000 SIM đã được đăng ký thông tin thuê bao, kích hoạt sẵn dịch vụ.
Trong thời gian tới Cục Viễn thông và các đơn vị của Bộ TT&TT cùng với công an, quản lý thị trường và các cơ quan liên quan sẽ tiếp tục tiến hành thanh, kiểm tra để phát hiện, xử lý các vi phạm trong hoạt động đăng ký, quản lý thông tin thuê bao.
Đồng thời, Cục sẽ phối hợp với các đơn vị của Bộ báo cáo Lãnh đạo Bộ xem xét trách nhiệm hành chính, kỷ luật người đứng đầu doanh nghiệp viễn thông di động (Chủ tịch hoặc Tổng Giám đốc) nếu vẫn để tái diễn tình trạng SIM rác; không xem xét cấp phép triển khai các dịch vụ mới.
- Các nhà mạng đã xử lý việc thu hồi các loại SIM này như thế nào?
Các doanh nghiệp viễn thông cũng thực hiện thanh lý hợp đồng, chấm dứt cung cấp dịch vụ viễn thông sau 30 ngày kể từ ngày tạm dừng cung cấp dịch vụ viễn thông hai chiều nếu cá nhân, tổ chức không thực hiện.
Theo số liệu Bộ Thông tin và Truyền thông tổng hợp, năm 2016, các doanh nghiệp đã thực hiện khóa tài khoản, thu hồi hơn 24 triệu SIM thuê bao có dấu hiệu đã kích hoạt sẵn thông tin thuê bao trên các kênh phân phối. Năm 2017 - 2018 đã có hơn 40 triệu thuê bao đã được cập nhật lại thông tin.
Đặc biệt, từ tháng 6/2019 đến nay các doanh nghiệp viễn thông di động đã thu hồi, hủy, cập nhật thông tin thuê bao đối với hơn 22 triệu SIM có dấu hiệu nghi ngờ là SIM kích hoạt sẵn còn tồn tại trên kênh phân phối.
Ngoài ra, kể từ 0h ngày 1/6, các nhà mạng Viettel, VNPT, MobiFone đã tạm dừng bán bộ hòa mạng (KIT) mới tại các đại lý ủy quyền. Thay vào đó, nhà mạng chỉ tập trung việc bán SIM, đăng ký thông tin thuê bao tại các các điểm cung cấp dịch vụ viễn thông của chính nhà mạng. Đây được coi là biện pháp mạnh mà 3 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ di động lớn triển khai và cũng là giải pháp quan trọng nhằm ngăn chặn và hướng tới xử lý triệt để SIM rác.
Cục Viễn thông khẳng định, Bộ TT&TT rất quyết liệt thực hiện việc cắt bỏ các loại sim rác – sim không cung cấp đủ thông tin người dùng.
- Trong quá trình chấn chỉnh nạn SIM rác, Cục Viễn thông đã gặp những khó khăn gì? Và Cục Viễn thông đã có giải pháp gì để chấn chỉnh tình trạng trên?
Việc này đơn thuần chỉ để bán được nhiều SIM. Nhưng thực tế nhiều tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân vẫn chưa nhận thức cũng như thực hiện nghiêm túc việc gửi đăng ký thông tin thuê bao đúng quy định.
Trong thời gian qua, Cục Viễn thông cũng đã có một số biện pháp chấn chỉnh tình trạng trên như yêu cầu các doanh nghiệp viễn thông phải áp dụng bộ tiêu chí, chỉ tiêu kỹ thuật cho giải pháp công nghệ nhận dạng và xác thực thuê bao sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) nhằm hạn chế tối đa sự can thiệp của con người vào quá trình đăng ký thông tin thuê bao.
Đặc biệt từ 01/8/2020, Cục Viễn thông đã yêu cầu các doanh nghiệp viễn thông phải áp dụng định danh khách hàng điện tử (eKYC) với các tính năng AI nâng cao (sinh trắc học) nhằm hạn chế tối đa tình trạng sử dụng thông tin có sẵn như chứng minh nhân dân, căn cước công dân, hộ chiếu,… để kích hoạt sẵn SIM thuê bao. Các doanh nghiệp viễn thông di động đã cam kết triển khai việc này từ 15/9.
Ngoài ra, Cục Viễn thông tổ chức họp định kỳ hàng tháng với các doanh nghiệp viễn thông để đánh giá tình hình, biện pháp xử lý SIM rác. Chúng tôi thiết lập cơ chế kiểm tra, kiểm soát chéo giữa các doanh nghiệp viễn thông. Cục Viễn thông đóng vai trò giám sát việc chấp hành quy định về đăng ký thông tin thuê bao, giao kết hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung tại các điểm bán của nhau. Lãnh đạo các doanh nghiệp viễn thông có nhiệm vụ sát sao, đôn đốc, xử lý nghiêm điểm bán, nhân viên giao dịch nếu để xảy ra vi phạm quy định.
- Một năm trước, tại phiên họp thứ 36 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, trả lời ĐBQH về vấn đề quản lý an ninh mạng, SIM rác và mạng xã hội, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng cho biết: Sẽ không cấp phép các dịch vụ mới cho nhà mạng nếu vẫn còn tồn tại SIM rác.
Có nhiều ý kiến cho rằng Bộ thực hiện việc này chưa nghiêm túc. Ông bình luận thế nào về ý kiến này?
Thời gian qua, Bộ TT&TT đã ra quyết định xử phạt các hành vi vi phạm quản lý thông tin thuê bao của các doanh nghiệp viễn thông di động (như đã trao đổi ở trên – PV) và đã có văn bản nhắc nhở với người đứng đầu các doanh nghiệp viễn thông di động về tình trạng SIM rác trên thị trường. Đồng thời, Bộ cũng đang tiếp tục yêu cầu các doanh nghiệp viễn thông di động triển khai các biện pháp tăng cường xử lý triệt để tình trạng SIM rác, bảo đảm tính chính danh của thuê bao sử dụng dịch vụ (eKyC) trong quá trình nghiên cứu, đề xuất thí điểm dịch vụ Mobile Money.
Tôi cho rằng các biện pháp này đã khẳng định sự nghiêm túc, quyết liệt của Bộ trong công tác xử lý triệt để SIM rác, tin nhắn rác như Bộ trưởng đã phát biểu trước Quốc hội.
- Như trên ông có trao đổi, ngoài gắn liền việc phát hành dịch vụ mới với việc xử lý SIM rác, Bộ TT&TT còn đưa ra giải pháp nữa là giao trách nhiệm cá nhân cho các tổng giám đốc các công ty viễn thông. Việc này đã được thực hiện cụ thể như thế nào? Đến nay, đã có lãnh đạo doanh nghiệp viễn thông nào bị xử lý chưa, xử lý cụ thể như thế nào, thưa ông?
Trong thời gian tới Cục Viễn thông và các đơn vị của Bộ TT&T cùng với các cơ quan chức năng có liên quan của Bộ Công an, Cục Quản lý thị trường sẽ tiếp tục tiến hành thanh, kiểm tra để phát hiện, xử lý các vi phạm trong hoạt động đăng ký, quản lý thông tin thuê bao. Đồng thời, Cục sẽ phối hợp với các đơn vị của Bộ báo cáo Lãnh đạo Bộ xem xét trách nhiệm hành chính, kỷ luật người đứng đầu doanh nghiệp viễn thông di động (chủ tịch hoặc tổng giám đốc) nếu vẫn để tái diễn tình trạng SIM rác; không xem xét cấp phép triển khai các dịch vụ mới.
- Xin cảm ơn ông!
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận