Khơi thông dòng cho nông, lâm, thuỷ sản chảy ra thế giới
Những tín hiệu khả quan về lượng mặt hàng nông, lâm, thuỷ sản của Việt Nam trong nửa đầu năm 2024 chứng minh rõ ràng khả năng tăng trưởng của nhóm ngành hàng này.
Trong tương lai, nhóm ngành hàng này sẽ còn phát triển mạnh mẽ chiếm lĩnh nhiều thị phần hơn nữa trên thế giới nếu như nhiều điểm nghẽn trong dòng chảy sản phẩm nông, lâm, ngư nghiệp được khai thông.
Hãy làm tốt và phát huy tối đa thế mạnh của mình trước khi chiếm lĩnh lĩnh vực khác và Việt Nam đang làm đúng điều này khi vốn dĩ là nước thuần nông có nền văn minh lúa nước lâu đời. Khoa học kỹ thuật, công nghiệp, công nghệ… không thể một bước theo kịp được các nước phát triển có nền tảng tích luỹ về công nghiệp, cần xây dựng nền tảng vững chắc mới có thể lâu bền được.
Việt Nam có lợi thế về địa lý với khí hậu đa dạng cùng hai đồng bằng châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long rộng lớn màu mỡ, hơn ba ngàn km đường bờ biển với nguồn lợi hải sản có thể khai thác quanh năm. Khí hậu nhiệt đới ở miền Nam cho cây trái tốt tươi bốn mùa. Người dân có nhiều kinh nghiệm, kiến thức về nông nghiệp làm ra nhiều thóc lúa, ngô, khoai, trồng nhiều cây ăn trái chất lượng, giá trị như: sầu riêng, xoài, vải, nhãn, thanh long… chưa kể đến cà phê, cao su, hồ tiêu, chè… hiện đang bán được giá cao hơn nhiều so với năm 2023.
Khu vực xuất khẩu sản phẩm nông, lâm, ngư nghiệp cũng mở rộng khắp châu Á, châu Mỹ, Châu Âu, châu Phi, châu Đại Dương… Việt Nam không còn là nước nghèo đói phải nhận viện trợ lương thực như ngày trước mà đang mạnh mẽ vươn lên chiếm lĩnh thị trường thế giới.
Trung Quốc vẫn là thị trường lớn nhất nhập hàng nông, lâm, thuỷ sản lớn nhất của Việt Nam khi đà tăng trưởng cứ tăng theo hàng năm và chiếm gần 1/4 tổng lượng hàng xuất khẩu. Cho nên, thiết nghĩ Bộ Nông Nghiệp và phát triển Nông thôn cần nhanh chóng thống nhất thay đổi với Trung Quốc về các nghị định thư yêu cầu kiểm dịch thực vật với thanh long, nhãn, vải, chôm chôm, xoài xuất khẩu, chuối, sầu riêng, dưa hấu… để việc xuất qua cửa khẩu được nhanh chóng thuận lợi. Tránh việc để ùn tắc sản phẩm trước cửa khẩu gây phát sinh chi phí, giảm chất lượng của sản phẩm nông nghiệp.
Những rào cản về thủ tục và thương mại để đưa hàng nông lâm, thuỷ sản của Việt Nam vào Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, New Zealand, châu Âu cần được tháo gỡ, loại bỏ thì nông dân, ngư dân Việt Nam không có sức mà làm với sức tiêu thụ to lớn từ thị trường này.
Nhưng trước khi muốn làm được như vậy cần chấm dứt ngay tình trạng làm ăn mùa vụ, chụp giật, ăn xổi ở thì, phải làm người nông dân tử tế, làm ra sản phẩm nông, lâm, thuỷ sản tử tế để đạt các tiêu chuẩn đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Chứ sử dụng hoá chất bảo vệ thực vật vô tội vạ, chưa đủ thời gian đã thu hoạch thì sẽ phá tan mọi nỗ lực của Chính phủ mở rộng cánh cửa cho sản phẩm nông nghiệp xuất khẩu ra nước ngoài.
Còn nữa, trước tình hình biến đổi khí hậu phức tạp cũng như các nguyên nhân nhân tạo. Không phải lúc nào thiên nhiên cũng ưu đãi Việt Nam, việc bảo vệ đất đai thuộc “bờ xôi, ruộng mật” để đảm bảo an ninh lương thực là điều cần chú ý, những vùng chuyên canh như Bảo Lộc, Bình Phước không chuyển đổi hình thức sử dụng thành dự án bất động sản, mà phải hướng tới nông nghiệp bền vững.
Trong khi thế giới có những biến động phức tạp về địa chính trị, chiến tranh vẫn tiếp diễn ở nhiều nơi thì chính thời điểm này là cơ hội để Việt Nam vươn lên vượt con số 53 tỷ USD cho kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng nông, lâm, thuỷ hải sản, thực phẩm trong thời gian tới.
Còn vấn đề tiêu thụ trong nước, đừng để người Việt tẩy chay nông sản Việt để bị thua ngay tại trên sân nhà bởi tư duy ăn xổi ở thì. Người Việt hiện đang chi số tiền không hề nhỏ cho hoa quả, thực phẩm nhập ngoại cho dù họ biết không gì tốt bằng mùa nào thức ấy, mua ngay tại chính quê hương mình. Nhưng cứ để tồn dư thức bảo vệ thực vật trong hoa quả, ướp cá bằng đạm ure, ăn vào rồi ngộ độc, ung thư thì chính là cách tự mình đầu độc đồng bào cũng như giết chết tương lai của chính công việc mình đang theo đuổi.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận