Khởi nghiệp vì Tiền hay vì Đam mê, sao lại không là cả hai?
Khi nhớ về giai đoạn đầu khởi nghiệp, mình luôn cảm thấy một sự “buồn mang mác”, truy nguyên kỹ hơn thì nó xuất xứ từ mâu thuẫn của sở thích cá nhân và mục tiêu.
Một mặt, mình muốn làm những thứ có ý nghĩa cho đời. Mặt khác, mình muốn có tiền, rất nhiều tiền!
Lúc đó có rất nhiều quyết định đưa ra là kết quả một cuộc đấu tranh dữ dội của bản thân giữa những thứ KIẾM RA TIỀN và những thứ THỰC -SỰ -CÓ -Ý-NGHĨA.
Quá đau đầu vì những phiền phức lúc đó, mình đưa ra 03 điều luật cho bản thân để giải quyết những vấn đề “nửa ông nửa thằng” như thế một cách nhanh gọn nhất:
01 - Thích thì làm thôi
02 - Làm gì thì làm, không gây hại
03 - Tối ưu nguồn lực, tối đa thành quả
03 điều luật trên đã giúp mình rất nhiều. Tuy nhiên, mình vẫn luôn cảm giác có gì đó chưa ổn lắm.
Triết lý Ikigai dường như là mô hình tinh chuẩn về khái niệm mà mình đang tìm kiếm.
Đơn giản là lý do khiến bạn rời giường mỗi sáng.
Một trong (nhiều) sai lầm mà mình đã trải qua là tin rằng TIỀN là thước đo chuẩn xác nhất của sự thành công trong khởi nghiệp. Những lúc đó, mình chỉ nghĩ là khi có thật nhiều tiền, mình sẽ thay đổi được thế giới quanh mình.
Và khi ngẫm lại những trải nghiệm đó, trong đầu luôn có một giai điệu Trịnh ca văng vẳng:
“Sống trong đời sống. Cần có một tấm lòng
Để làm gì em biết không?
Để gió ... cuốn ... đi”
Đến giờ, bài học mà mình đã rút được là “Cái Tâm quyết định cái Tầm”
Vây để tìm cái “Tâm” của mình, hay để khám phá ra Ikigai của bản thân:
1- Bạn phải tìm thấy những gì bạn đam mê nhất.
2- Bạn tìm tòi một phương thức thể hiện nó.
3- Bạn tìm người trả tiền cho nó.
Steve Jobs là một ví dụ tuyệt vời về điều này.
Thật dễ để nhớ đến ông như một tượng đài trong ngành công nghệ, nhưng điều đó sẽ không đúng hoàn toàn. Đầu tiên và quan trọng nhất, Steve Jobs là một người yêu thích sự khéo léo và tinh xảo.
Ikigai của Steve Jobs được thể hiện từ những việc nhỏ như việc ưa thích thu thập những tách trà handmade của Nhật hay to lớn như sự ám ảnh về mỗi chi tiết thiết kế của các sản phẩm Apple: ông luôn lấy niềm đam mê của mình đối với các sản phẩm tinh xảo làm kim chỉ nam.
Apple hay Pixar là phương tiện để Steve Jobs biểu đạt niềm đam mê.
Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là công việc là thứ quan trọng nhất trong cuộc đời bạn. Việc quan trọng nhất (với mình) là TRI THỨC và SỨC KHỎE. Dù có một mớ tật xấu, mình vẫn cố đảm bảo rằng những điều đó là trọng tâm của cuộc đời mình.
Một điều rất dễ hiểu nhầm là công việc, gia đình, đam mê và mong muốn của chúng ta đều là những khía cạnh tách biệt và không liên quan đến nhau. Sự thật là không có gì là tách biệt trong Ikigai. Tất cả mọi thứ sẽ được kết nối & hội tụ tại một điểm.
Ở điểm hội tụ này, bạn sẽ có cảm giác bình yên và hạnh phúc lâu dài và chúng đi theo bạn trong suốt cuộc đời.
Đó là Ikigai, là việc tìm kiếm niềm vui, sự thỏa mãn và cân bằng trong thói quen hàng ngày của cuộc sống.
Là lý do bạn thức dậy mỗi sáng.
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận