24HMoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
menu
Ly Na
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

Khoản tín dụng hơn 20 tỷ USD ở Việt Nam đang 'nóng' lên từng ngày

Nếu không có các ưu đãi về thời hạn và chi phí vốn vay thì các doanh nghiệp Việt vẫn sẽ gặp khó khăn khi tiếp cận các nguồn vốn tín dụng xanh.

Đây là lĩnh vực được cấp tín dụng với nhiều ưu đãi, các ngân hàng đang cho vay với lãi suất thấp hơn mức bình quân từ 0.5 - 1%. Với xu hướng chuyển đổi của kinh tế, khoản tín dụng này đã tăng nhanh lên hơn 520.000 tỷ

Theo Ngân hàng Nhà nước, trong giai đoạn từ năm 2017 – 2022, dư nợ cấp tín dụng của hệ thống ngân hàng đối với các lĩnh vực xanh có tốc độ tăng trưởng bình quân đạt hơn 23%/năm. Tính đến hết tháng 6/2023, dư nợ cấp tín dụng xanh đạt gần 528.300 tỷ đồng, chiếm 4,2% tổng dư nợ của nền kinh tế và tăng gần 13% so với cuối năm 2021.

Hiện tại Ngân hàng Nhà nước cung cấp tín dụng xanh cho 12 lĩnh vực, trong đó dư nợ tập trung chủ yếu ở các ngành năng lượng tái tạo, năng lượng sạch với 45% và nông nghiệp xanh với 31%.

Trong đó, “sân chơi” tín dụng xanh đang ngày càng thu hút nhiều ngân hàng tại Việt Nam tham gia. Theo thống kê của Ngân hàng nhà nước, tính đến nay có hơn 40 tổ chức tín dụng cấp “vốn xanh” với ưu đãi thấp hơn từ 0,5 – 1%/năm cho các dự án sản xuất, kinh doanh không/ít gây rủi ro tới môi trường, góp phần bảo vệ sinh thái chung.

Theo Phó Thống đốc Đào Minh Tú, trong bối cảnh hiện nay, tăng trưởng xanh, phát triển bền vững, giảm dần sự phụ thuộc vào nguyên liệu hóa thạch, tăng tỷ trọng năng lượng tái tạo đang là xu thế và hướng đi của nhiều nền kinh tế, đặc biệt đối với các quốc gia đang phát triển, trong đó có Việt Nam.

Ông Nguyễn Xuân Bắc, Phó Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế Ngân hàng Nhà nước cho biết, theo đánh giá của WB, Việt Nam là một trong 38 nước đang phát triển có bước tiến đáng kể trong nỗ lực trong thúc đẩy ngành tài chính – ngân hàng hướng tới phát triển bền vững, .

Mặc dù vậy, thống kê của Viện Chiến lược Ngân hàng, tỷ trọng tín dụng xanh của các ngân hàng thương mại không đồng đều. Trên thực tế, hiện tín dụng xanh chỉ tập trung chủ yếu ở các tổ chức tín dụng lớn như Vietcombank với dư nợ tín dụng xanh đạt 40.000 tỷ đồng, Agribank hay BIDV với dư nợ trên 66.000 tỷ đồng… Đáng lưu ý, trong khi ở các thị trường tài chính như Mỹ, châu Âu, động lực tăng trưởng tài chính xanh, trong đó có tín dụng xanh chủ yếu đến từ nhu cầu của thị trường thì ở Việt Nam, tăng trưởng tín dụng xanh vẫn chỉ xuất phát từ tác động của Ngân hàng Nhà nước và Bộ Tài chính.

Mộ trong những nguyên nhân khiến tín dụng lĩnh vực này còn hạn chế là nước ta chưa có khung pháp lý, chính sách tổng thể và thống nhất liên quan đến vấn đề này, khiến nhiều tổ chức tín dụng vẫn còn loay hoay trong việc cho vay vốn.

Ông Nguyễn Quốc Hưng, Giám đốc Ban Tài trợ dự án BIDV dẫn chứng: Đơn cử, các tiêu chí về môi trường và việc xác nhận đối với dự án được cấp tín dụng xanh, quy định về tiêu chí, danh mục dự án xanh đối với các lĩnh vực theo hệ thống phân ngành kinh tế vẫn chưa có cơ sở phù hợp khiến không ít ngân hàng thương mại gặp khó khi lựa chọn, thẩm định, đánh giá và giám sát khi cấp tín dụng xanh. Hành lang pháp lý để triển khai quản lý rủi ro môi trường – xã hội và tín dụng xanh cũng vẫn chỉ đang trong quá trình xây dựng, hoàn thiện.

Trong khi đó, các cơ chế, khuyến khích của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước liên quan đến tín dụng xanh hiện mới chỉ dừng ở mức khuyến khích chung, chưa có cơ chế hỗ trợ nguồn vốn, kênh tiếp cận nguồn vốn cũng như cơ chế ghi nhận đối với các tổ chức tín dụng có thành tích tốt trong hoạt động tín dụng xanh.

Đặc biệt là phần lớn nguồn vốn huy động của các tổ chức tín dụng là vốn ngắn hạn trong khi các ngành, lĩnh vực xanh tại Việt Nam lại đòi hỏi chi phí đầu tư lớn với thời gian hoàn vốn dài, ông Hưng cho biết. Chính vì thế, nếu không có các ưu đãi về thời hạn và chi phí vốn vay thì các doanh nghiệp Việt vẫn sẽ gặp khó khăn khi tiếp cận các nguồn vốn tín dụng xanh.

Trên thực tế, nhu cầu về tín dụng xanh của Việt Nam đang là rất lớn và vẫn còn dư địa để phát triển mạnh mẽ trong những năm tới. Chính vì thế, nếu tháo gỡ được các vướng mắc và tồn đọng, tín dụng xanh để có thể đạt được tăng trưởng 10% vào năm 2025 và mức đầu tư tối thiểu trung bình cần thiết là 20,4 tỷ USD/năm trong giai đoạn từ nay đến năm 2040.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews

Từ khóa liên quan

Bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả