Khi rủi ro của doanh nghiệp lại do chính mình...
Nhiều doanh nghiệp có tham vọng lớn nhưng năng lực tài chính, quản trị kém thì khả năng gặp khủng hoảng là rất cao. Trong khi đó, nếu biết tính toán, lường trước các rủi ro thì doanh nghiệp có thể vượt qua khó khăn để thành công...
Với những chính sách tài khóa, nỗ lực cải cách hành chính, hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi của Đảng và Nhà nước, hoạt động của doanh nghiệp bắt đầu có tín hiệu khởi sắc, tích cực.
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, trong tháng 6/2024, cả nước có 15,7 nghìn doanh nghiệp thành lập mới với số vốn đăng ký là 143 nghìn tỷ đồng và số lao động đăng ký 85,6 nghìn lao động, tăng 19,1% về số doanh nghiệp, tăng 53,4% về vốn đăng ký và tăng 17,9% về số lao động so với tháng 5/2024.
So với cùng kỳ năm trước, tăng 13,1% về số doanh nghiệp, tăng 3,1% về số vốn đăng ký và giảm 17,6% về số lao động. Vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp thành lập mới trong tháng đạt 9,1 tỷ đồng, tăng 28,9% so với tháng trước và giảm 8,9% so với cùng kỳ năm trước.
Bên cạnh đó, tháng 6 năm nay cả nước còn có hơn 7,5 nghìn doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, tăng 11,6% so với tháng trước và tăng 6,1% so với cùng kỳ năm 2023.
Tính chung 6 tháng đầu năm 2024, cả nước có gần 80,5 nghìn doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng số vốn đăng ký là 744,2 nghìn tỷ đồng và tổng số lao động đăng ký gần 512 nghìn lao động, tăng 6,1% về số doanh nghiệp, tăng 5,2% về vốn đăng ký và tăng 0,4% về số lao động so với cùng kỳ năm trước.
Ở chiều ngược lại, trong tháng 6/2024, cả nước có 5.418 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, tăng 2,2% so với tháng trước và tăng 6,2% so với cùng kỳ năm 2023; 5.404 doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể, tăng 18,8% và giảm 6%; 2.228 doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể, tăng 44,9% và tăng 50,3%.
Tính chung 6 tháng đầu năm 2024, số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn là 71,4 nghìn doanh nghiệp, tăng 18,6% so với cùng kỳ năm trước; gần 28,8 nghìn doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể, giảm 7,3%; 10,2 nghìn doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể, tăng 15,4%.
Như vậy có thể thấy, mặc dù số doanh nghiệp gia nhập đã lớn hơn số doanh nghiệp rút lui, nhưng chúng ta cũng trăn trở khi bình quân mỗi tháng vẫn còn có tới 18,3 nghìn doanh nghiệp rời bỏ khỏi thị trường.
Chia sẻ về vấn đề này, ông Nguyễn Quang Huy, CEO Khoa Tài chính - Ngân hàng của Trường Đại học Nguyễn Trãi (NTU) cho rằng, nhiều doanh nghiệp có tham vọng lớn nhưng năng lực tài chính, quản trị kém thì khả năng gặp khủng hoảng là rất cao. Trong khi đó, nếu biết tính toán, lường trước các rủi ro thì doanh nghiệp có thể vượt qua khó khăn để thành công...
Trên cơ sở đó, ông Nguyễn Quang Huy đã chỉ ra các nhóm rủi ro trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Mười một, doanh nghiệp khi phát triển lên quy mô lớn nhưng không có khung quản trị rủi ro về thanh khoản, hoạt động, nhân sự, môi trường kinh doanh… nên khi có sự cố khủng hoảng xảy ra dễ dẫn đến đổ vỡ, phá sản.
Mười hai, doanh nghiệp không bắt kịp sự phát triển của công nghệ nên sản phẩm lỗi thời, lạc hậu.
Theo ông Nguyễn Quang Huy, hành trình tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp luôn có những lúc thăng lúc trầm. Nhưng quan trọng mỗi doanh nhân và doanh nghiệp cần tự chủ động nâng cao năng lực và không ngừng nỗ lực, đổi mới và sáng tạo để nâng cao chất lượng sản phẩm, cải tiến chất lượng dịch vụ.
"Mọi rủi ro đến từ bên trong luôn là rủi ro lớn nhất. Nên mỗi doanh nghiệp, doanh nhân cần luôn chủ động ứng phó, quản lý và dẫn dắt sự thay đổi", ông Nguyễn Quang Huy chia sẻ.
(Theo Hậu Lộc | tuoitrethudo.vn)
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận