Khái niệm cơ bản về trái phiếu
Bond hay còn gọi là trái phiếu, về bản chất là một hình thức vay vốn dài hạn, do các doanh nghiệp,tổ chức tài chính hoặc các tổ chức có thẩm quyền như kho bạc nhà nước, hoặc chính phủ phát hành
Government Bond(Trái phiếu chính phủ)
Lãi suất vay của chính phủ thường rất thấp và đến ngày đáo hạn sẽ nhận cả vốn lẫn lãi không như trái phiếu doanh nghiệp nhận lãi định kỳ khi đáo hạn mới trả vốn vì vậy khi gửi trái phiếu chính phủ bạn sẽ mất đi chi phí cơ hội do không được nhận lãi định kỳ như trái phiếu doanh nghiệp
Trái phiếu chính phủ uy tín và mức độ rủi ro gần như bằng không tuy nhiên tỉ lệ lợi nhuận sẽ thấp hơn nhiều so với trái phiếu doanh nghiệp
Corporate Bond(Trái phiếu doanh nghiệp)
Hiểu đơn giản là khi ta mua một trái phiếu là chúng ta đang đầu tư vào một khoản nợ của doanh nghiệp
Do doanh nghiệp phát hành ra và được trả lãi định kỳ và cho đến ngày đáo hạn sẽ được nhận lại tiền vốn thường sẽ được ngân hàng bảo lãnh phát hành và thanh toán .Tuy nhiên các vụ trái phiếu liên quan đến các doanh nghiệp bất động sản gần đây khiến nhiều nhà đầu tư lo ngại
Convertible Bond(Trái phiếu chuyển đổi)
Là trái phiếu có thể chuyển khuyển vay đó thành cổ đông của công ty tức là khi đến hạn chuyển đổi bạn có thể đổi giá trị khoản trái phiếu của bạn ra cổ phần.Tuy nhiên ngoài thực tế còn phải tính các khoản như giá chuyển đổi,giá cổ phiếu hiện tại và nhiều yếu tố khác
Các hình thức huy động vốn của doanh nghiệp
Huy động vốn thông qua việc phát hành thêm cổ phiếu
Khi phát hành thêm cổ phiếu thì các cổ đông cũ sẽ bị pha loãng cổ phiếu,tỉ lệ sở hữu của cổ đông cũ sẽ bị giảm đi,lợi nhuận chia cho cổ đông sẽ bị giảm đi
Có nhiều shareholder sẽ làm hưởng đến quyền quyết định của công ty khi mà cần biểu quyết 1 vấn đề quan trọng
Ví dụ công ty làm ăn tốt và trong tương lai có thể phát triển hơn nữa thì các cổ đông sẽ không muốn mất bớt đi tỉ lệ sở hữu của mình và bên cạnh đó cũng không muốn chia bớt lợi nhuận kiếm được của công ty
Vay ngân hàng
Thường phải chứng minh được tài chính và khả năng chi trả và kèm theo đó là thế chấp tài sản
Huy động thông qua phát hành trái phiếu (Bond)
Hiểu đơn giản Bond là một khoản vay nợ mà các nhà đầu tư cho doanh nghiệp vay đổi lại thì doanh nghiệp sẽ trả lãi định kỳ cho nhà đầu tư và khi đến hạn thì doanh nghiệp sẽ phải trả lại phần gốc
Ưu điểm của trái phiếu so với cổ phiếu
Về cổ phiếu sẽ có nhiều sự tăng trưởng và được trả nhiều cổ tức tuy nhiên sẽ có nhiều trường hợp cổ phiếu đi xuống và không được trả đồng cổ tức nào
Còn bản chất của Bond là bạn cho công ty vay cho nên mặc dù công ty không làm ăn được hay giá cổ phiếu giảm thì công ty vẫn phải trả lãi cho bạn
Những rủi ro khi đầu tư trái phiếu doanh nghiệp
Rủi ro pháp lý :Không có đơn vị tư vấn phát hành trái phiếu và không được công bố thông tin trên HNX
Rủi ro tín dụng: Hiểu đơn giản là cho doanh nghiệp vay nhưng doanh nghiệp không trả được nợ
Bảo lãnh phát hành trái phiếu
Nghĩa là bên bảo lãnh như ngân hàng hay các công ty tài chính sẽ đứng ra cam kết với doanh nghiệp đảm bảo sẽ bán hết số lượng trái phiếu đó.Nếu không bán hết thì bên bảo lãnh sẽ mua hết số lượng còn lại đảm bảo doanh nghiệp nhận được vốn cam kết 100% ban đầu
Bảo lãnh thanh toán trái phiếu
Tức là lô trái phiếu sẽ được bảo lãnh thanh toán từ ngân hàng hoặc các công ty tài chính sẽ thay đơn vị tổ chức phát hành đứng ra thanh toán cả gốc lẫn lãi nếu như tổ chức phát hành đó không trả được tiền cho các nhà đầu tư
Nếu như một trái phiếu mà có được sự bảo lãnh thanh toán của ngân hàng thì mức độ rủi ro sẽ rất thấp.Tuy nhiên hiện nay không có nhiều trái phiếu được ngân hàng đứng ra bảo lãnh và nếu được bảo lãnh thanh toán thì mức lãi suất của trái phiếu đó cũng sẽ không được cao
Mua trái phiếu ở đâu?
Trên thị trường sẽ đa phần là trái phiếu doanh nghiệp vì vậy bạn thường phải mua thông qua các đơn vị phân phối như công ty chứng khoán,các công ty tài chính hoặc tại các ngân hàng.Tuy nhiên bản chất vẫn là sự ký kết giữ người mua và đơn vị phát hành trái phiếu vì vậy bạn phải xem đơn vị hay ngân hàng đó bảo lãnh phát hành hay bảo lãnh thanh toán cho lô trái phiếu đó để tránh rủi ro tốt nhất có thể
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận