Khách hàng Trung Quốc bắt đầu mua sắm hàng xa xỉ cho “bõ hờn“
Vì lẽ nào Apple Inc đóng cửa tất cả các cửa hàng trên toàn cầu, ngoại trừ Trung Quốc, cho tới ngày 27/3 trong bối cạnh dịch Covid19 chưa được kiểm soát?
Đóng cửa Apple Store ngoài Trung Quốc
Trong thông báo mới nhất, CEO Apple Tim Cook cho biết, cách hiệu qủa nhất để hạn chế nguy cơ lây lan của dịch bệnh là giảm thiểu sự tập trung đông người và giữ khoảng cách. Đây là lý do Apple quyết định đóng cửa các cửa hàng của mình, đồng thời cho phép các nhân viên được làm việc tại nhà. Quyết định này áp dụng với mọi cửa hàng ngoại trừ tại Trung Quốc.
Apple hiện có gần 460 cửa hàng trên toàn cầu bên ngoài Trung Quốc, trong đó có 270 cửa hàng tại Mỹ. Trước đó, Công ty đã đóng cửa các cửa hàng tại Ý và Tây Ban Nha do quy định của chính phủ nước này trong giai đoạn đối phó với dịch bệnh.
Apple duy trì hoạt động của 42 cửa hàng tại Trung Quốc và khoảng 10 cửa hàng tại Hồng Kông và Đài Loan. Đáng chú ý, nhà máy sản xuất tại Trung Quốc bị đóng cửa từ tháng 2 đã được mở cửa trở lại vào ngày thứ Sáu (13/3), báo hiệu hoạt động sản xuất bắt đầu đi vào quỹ đạo.
Mua sắm bõ hờn
Khách hàng Trung Quốc chiếm khoảng hơn 1/3 lượng hàng hoá bán ra đối với các ngành công nghiệp sản xuất hàng hoá xa xỉ và là động lực chính chiếm 2/3 tốc độ tăng trưởng bán hàng trong những năm gần đây.
Kể từ khi Trung Quốc áp đặt các lệnh phong toả vào cuối tháng 1 do dịch bệnh bùng phát, doanh số bán hàng giảm tới 80% tại các cửa hàng sang trọng của các tên tuổi từ Burberry Group Plc cho tới Gucci của Kering SA.
Tuy nhiên, hiện tại, bắt đầu có những tín hiệu lạc quan hơn trong việc bán hàng, khi chính phủ Trung Quốc đã phần nào kiểm soát được đà lây nhiễm của dịch Covid19. Quốc gia này chỉ công bố thêm khoảng 20 ca nhiễm bệnh mới mỗi ngày trong vài ngày qua, so với con số hàng trăm, tới hàng nghìn người mỗi ngày cách đây vài tuần.
“Việc bán hàng đã có những cải thiện, dù chậm rãi tại Trung Quốc. Tâm lý của các khách hàng Đại lục tạo niềm tin tích cực cho việc bán hàng: sau hơn 1 tháng đóng cửa tự cách ly hoặc hạn chế tiếp xúc, mọi người cần biện pháp giải toả, cũng như quay lại với cuộc sống thường ngày”, CEO Salvatore Ferragamo SpA Micaela Le Divelec Lemmi cho biết.
Tín hiệu tích cực từ các cửa hàng cũng thể hiện điều này. Hermes cho biết, Công ty sẽ mở lại mọi cửa hàng tại Trung Quốc, trừ 2 địa điểm, sau khi đã đóng cửa trong suốt thời gian phong toả vừa qua.
Chow Tai Fook Jewellery Group Ltd, doanh nghiệp kinh doanh trang sức lớn nhất thế giới tính theo doanh thu cho biết, khoảng 85% trong số hơn 3.600 cửa hàng của hãng tại Trung Quốc đã quay trở lại hoạt động trong tuần này.
Trong ngày chủ nhật (15/3), khách hàng đã bắt đầu xếp hàng để bước vào cửa hiệu của Chanel. Trong khi đó, Andy Li, một chuyên gia tài chính – công nghệ 29 tuổi cho biết, anh đã tới một trung tâm mua sắm lớn 3 lần chỉ trong 2 tuần qua.
“Tôi đã bị nhốt trong nhà suốt cả tháng. Bây giờ tôi mới cảm thấy có chút tự do”, Li nói và cho biết, anh cố thử mua hàng online trong thời gian dịch bệnh nhưng không thể, bởi chuỗi cung ứng hàng hoá chưa hoạt động bình thường.
Tất nhiên, hoạt động buôn bán chưa thể khôi phục ngay lập tức, nhưng việc khách hàng bắt đầu quay trở lại là một dấu hiệu mừng với các thương hiệu lớn. Theo khảo sát 28 giám đốc cấp cao được thực hiện bởi Boston Consulting Group và Sanford C. Bernstein, dịch bệnh có thể giảm doanh số bán hàng xa xỉ giảm khoảng 45 tỷ USD trong năm nay.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận