Khách hàng tiêu quá hạn mức thẻ do lỗi thanh toán: Ngân hàng MB có dễ đòi lại tiền?
Vì vậy, ngân hàng phải xử lý “hợp tình hợp lý”, phải thiện chí đàm phán, thậm chí ngân hàng phải nhận lỗi trước tiên, chứ không thể cưỡng chế, hay áp dụng lãi phạt như các khoản nợ vay thông thường.
Khách hàng tiêu dùng quá hạn mức, số dư thẻ trong sự cố thanh toán tại Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) sẽ có trách nhiệm hoàn trả lại số tiền đã tiêu vượt. Tuy nhiên, việc thu hồi số tiền thiệt hại của MB sẽ không dễ dàng.
Được biết, trong ngày 9/1, nhiều khách hàng đã được mời lên các chi nhánh MB để làm việc về sự cố lỗi hệ thống thanh toán của ngân hàng dẫn đến khách hàng chi tiêu vượt số dư/hạn mức thẻ. Nhiều khách hàng đã chi tiêu vượt hạn mức số tiền nhiều trăm triệu đồng.
Theo biên bản làm việc, phía Ngân hàng MB cho rằng các giao dịch này là “giao dịch trái phép” và đề nghị khách hàng hoàn trả lại MB số tiền chi tiêu vượt hạn mức, số dư thẻ.
Về phía khách hàng, nhiều khách hàng đã đồng ý tự nguyện hoàn trả lại tiền cho ngân hàng. Tuy nhiên, cũng có khách hàng khẳng định mình không chi tiêu số tiền vượt hạn mức mà ngân hàng thông báo và không đồng ý hoàn trả tiền.
Khách hàng sẽ phải có nghĩa vụ hoàn trả lại khoản tiền này như một khoản nợ với ngân hàng. “Không phải tiền của mình thì không thể tiêu được”.
Tuy nhiên, câu chuyện đòi nợ của ngân hàng sẽ vô cùng khó khăn. Trong trường hợp này, lỗi phát sinh dẫn đến hậu quả trên là từ phía ngân hàng, hơn nữa rất khó phân biệt người đó cố tình hay vô tình chi tiêu quá hạn mức, số dư thẻ.
Vì vậy, ngân hàng phải xử lý “hợp tình hợp lý”, phải thiện chí đàm phán, thậm chí ngân hàng phải nhận lỗi trước tiên, chứ không thể cưỡng chế, hay áp dụng lãi phạt như các khoản nợ vay thông thường.
Nếu khách hàng có tiền thì người ta trả, còn không phải chấp nhận cho họ thanh toán từ từ. Nếu đến một thời hạn nào đó mà không thu hồi được thì coi là khoản nợ quá hạn và ngân hàng có thể kiện ra tòa. Thậm chí có những khách hàng sẽ nói là họ không biết, không tiêu số tiền đó, lúc đó ngân hàng sẽ phải chứng minh, phải tranh cãi, phải có bên thứ ba phân xử.
Nếu xảy ra với một vài trường hợp cá biệt hoặc xảy ra trong thời gian ngắn thì có thể thông cảm được, còn nếu xảy ra đồng loạt, nhiều như thế, thậm chí người ta còn truyền tai nhau để tiêu dùng thì quá nguy hiểm. Mức độ trầm trọng hơn nếu không xử lý kịp, quá nhiều người chuyển tiền đi hoặc chi tiêu thì thậm chí có thể dẫn đến mất thanh khoản hệ thống.
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận