menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Phan Lê Thanh Toàn

Khách hàng có bị mất tiền khi đầu tư quỹ? Tương lai nào cho nghề cố vấn tài chính?

BÀI 72

Khách hàng có bị mất tiền khi đầu tư quỹ? Tương lai nào cho nghề cố vấn tài chính?
Khách hàng có bị mất tiền khi đầu tư quỹ? Tương lai nào cho nghề cố vấn tài chính?
Khách hàng có bị mất tiền khi đầu tư quỹ? Tương lai nào cho nghề cố vấn tài chính?
Khách hàng có bị mất tiền khi đầu tư quỹ? Tương lai nào cho nghề cố vấn tài chính?
Khách hàng có bị mất tiền khi đầu tư quỹ? Tương lai nào cho nghề cố vấn tài chính?

Thân gởi quý đọc giả,

Nhà cố vấn già đang phát động 2 chiến dịch trong kế hoạch: “Bình dân hoá tài chính cá nhân và nâng cao dân chí tài chính” cho cộng đồng và xã hội.

Chiến dịch: From Zero to Hero: Cầm tay chỉ việc cho các đồng nghiệp cố vấn và tham mưu hai sản phẩm bảo hiểm: liên kết chung (UL) và liên kết đầu tư (ILP)

Chiến dịch: Eyes of Eagles: Cầm tay chỉ việc Nhà đầu tư tài chính cá nhân chuyên nghiệp cho thị trường tài chính kinh doanh - đầu tư chứng khoán với đa lớp tài sản.

Trong quá trình tìm kiếm tài liệu để minh hoạ cho các khoá học, tôi tình cờ phát hiện ra một danh sách này:

https://www.eastspring.com/docs/librariesprovider21/pru-documents/prubf1_danh-sach-ndt_181231.pdf

Đây là danh sách những nhà đầu tư, sau khi quỹ tất toán sau nhiều năm vẫn không thấy đến nhận lại tiền.

Nhận tiện, cũng tương trợ công ty quản lý quỹ: “Xin thông báo với các bạn, nếu bạn nào biết những cá nhân có tên trong danh sách, xin báo cho họ biết rằng họ còn 1 khoản tiền bị đóng băng bao năm qua tại công ty quản lý quỹ đầu tư PRUBF1. Họ cần mang giấy tờ tuỳ thân đến để truy lĩnh số tiền còn phong toả tại quỹ.”

CÂU CHUYỆN QUÁ KHỨ CỦA ANH GIÀ?

29|07|2002, Tôi được nhận vào làm tại công ty cũ, “P” với vai trò nhân viên cấp hỗ trợ kinh doanh: nhân viên hành chính, thủ tục và giấy tờ.

05|10|2006 quỹ đóng PRUBF1 huy động quỹ 500 tỷ với giá mỗi đơn vị quỹ ban đầu là 10.000 VNĐ để đầu tư vào thị trường non trẻ tại Việt Nam. Lúc đó, tôi không hiểu nhiều lắm vì chỉ biết đến sản phẩm liên kết đầu tư mới được chia sẻ cho nhân viên tỉnh như tôi, khi đó, tôi đang làm một giám sát kinh doanh cấp cao. Khí thế lúc đó anh em trong công ty hừng hực và nhiều người cùng tham gia mua đơn vị quỹ. Đầu tư được 2 năm thì khủng hoảng tài chính bắt đầu ở Hoa Kỳ và sau đó lan rộng ra trên thế giới vào năm 2008 và 2009. Sau biến cố đó, các quỹ đầu tư khác trong danh mục đầu tư đều bị ảnh hưởng và có quỹ cổ phiếu về hơn 5.000 VNĐ/đơn vị.

Qua cơn bỉ cực đến tuần thái lai, thị trường dần hồi phục, các quỹ cũng hồi phục đến tháng 03|2013, quỹ PRUBF1 kết quỹ lợi nhuận: 10,5% cho chu kỳ đầu tư 2006 - 2013: 7 năm. Những quỹ khác vẫn tiếp tục và cho đến nay xem lại tôi rất xúc động vì có mức tăng trưởng rất tốt. Quả thật đúng như các huyền thoại đầu tư chia sẻ: “Ai còn ở lại được trong thị trường, người đó là người chiến thắng”

CÂU CHUYỆN NGÀY NÃY, NGÀY NAY?

Quay lại câu chuyện ngày nay, dù rằng quỹ PRUBF1 đã đóng gần 9 năm nay nhưng vẫn có nhà đầu tư vẫn không lên công ty để nhận lại tiền đã đầu tư bao năm qua.

Công ty đầu tư chỉ còn một cách làm theo thông lệ quốc tế, sẽ công bố thông tin nhà đầu tư trên các phương tiện thông tin đại chúng: báo, đài và vẫn không thấy nhà đầu tư đến nhận, họ đành phải để trên trang web: mong rằng ông đi qua, bà đi lại thấy, biết thì báo cho nhà đầu tư lên nhận lại tiền. Và hôm nay nay anh già đã vô tình va vào thông tin này.

Thôi thì hữu duyên lành, anh già cũng là KOL của nhiều cộng đồng tài chính, viết bài đăng thử, may ra nhờ các bạn là người hâm mộ biết những nhà đầu tư này thì báo giúp họ để lên nhận lại tiền.

CÂU CHUYỆN TƯƠNG LAI?

Nếu trong tương lai, các nhà đầu tư này không lên nhận luôn thì sao?

Đúng vậy, Sinh lão bệnh tử không chừa ai cả. Nếu có chuyện các nhà đầu tư không lên nhận, công ty sẽ báo cáo lên Bộ tài chính nước sở tại để nhận được sự hướng dẫn từ Bộ tài chính trong việc này.

THÔNG LỆ RA SAO?

Câu chuyện này xảy ra ở Ba Lan, Châu Âu, trong chiến tranh thế giới lần thứ hai, có rất nhiều nạn nhân bị mất tích hay bị phát xít Đức sát hại đã không đến nhận lại tiền đáo hạn của những hợp đồng bảo hiểm trước chiến tranh. Các hãng bảo hiểm sau nhiều năm đăng trên các phương tiện thông tin đại chúng vẫn không tìm ra thân nhân của những khách hàng này.

Các hãng đã thông báo cho Bộ tài chính của nước sở tại và cũng không thể tìm ra thân chủ, cuối cùng các hãng đã trao số tiền này lại cho chính phủ Ba Lan và chính phủ muốn làm gì với số tiền cho những nạn nhân chiến tranh thế giới thứ hai thì tương trợ họ.

BÀI HỌC LÀ GÌ?

1. Lâu nay, người dân yếu thế vẫn sợ mất tiền đầu tư tại các hãng bảo hiểm hay công ty quản lý quỹ nhưng với bằng chứng này cho thấy họ không cần phải lo lắng. Quan trọng là họ phải báo cho người thụ hưởng, gia đình biết mình có những khoản tài sản đang gởi hay đầu tư ở đâu.

2. Người dân yếu thế do không được tư vấn đầy đủ nên có những hiểu nhầm: “Họ hay kháo với nhau, đóng phí vài năm, thấy người ta nói công ty phá sản rồi nên không đóng nữa. Với thời gian qua lâu, họ nghĩ tiền của họ trên hợp đồng đã không còn nữa và bỏ qua luôn”. Khách hàng lấy tư duy ngắn để không hiểu chuyện dài. Xin kể tiếp trong mục 3:

3. Năm 2019, tôi đi tư vấn cho 1 giám đốc ngân hàng ở huyện M’Drak - Dak Lak: Chị chia sẻ, cách đây 15 năm chị đóng được 5 năm, nghe người dân kháo như vậy nên sợ không đóng phí thường niên nữa. Tôi vội hỏi về hãng và biết hợp đồng sau 15 năm cũng đã vừa đáo hạn và chị nhận lại tiền đáo hạn có thêm tý lãi. Ai cũng ngạc nhiên là không đóng phí 10 năm vẫn hoà vốn + tý lãi. Đúng vậy! Hãng đã làm gì, xin đọc tiếp mục 4.

4. Hãng dùng giá trị hoàn lại đóng cho khách hàng và trừ lãi nhưng do số tiền bảo hiểm thấp (50 triệu) quá mà phí 5 năm cũng hơn 20 triệu rồi, vì vậy số tiền phí rủi ro thường niên cũng trang trải được nên cuối cùng không mất đồng nào cả. (Tất nhiên thiệt chí phí cơ hội và tiền lãi nếu mang đi gởi ngân hàng). Tôi kể chuyện này cũng để các bạn hiểu: đâu đó tại các hãng vẫn có những khách hàng như vậy và hiện nay cũng không kiếm được khách hàng để hoàn lại tiền.

5. Cuối cùng, với pháp luật và thông lệ trên thế giới, khách hàng không bị thiệt nếu biết và được tư vấn đến nơi đến chốn và những chuyện kháo nhau trên mạng xã hội hay tám chuyện trà dư tửu hậu thường không đúng mà cần những cố vấn tài chính để theo dõi và theo đuổi thân chủ trong việc phục vụ và phụng sự.

Với KASH x B của anh già, anh già thấy đây là cơ hội rất lớn cho những bạn ngày đêm phấn đấu đi theo con đường Nhà cố vấn và tham mưu các kế hoạch tài chính cho thân chủ: các bạn có thể là kế toán, kiểm toán, nhân viên ngân hàng, môi giới chứng khoán, tư vấn bảo hiểm, cố vấn tài chính, sinh viên quản trị, kinh tế, thương mại, công nghệ, luật sư… bất cứ bạn nào dụng tâm để luyện KASH x B về tài chính đều có thể theo đuổi được nghề này.

Nhà cố vấn già!

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Phan Lê Thanh Toàn

Bấm theo dõi để nhận thêm nội dung bổ ích từ chuyên gia này.

Tìm hiểu thêm về chuyên gia.

Hãy chọn VIP/PRO hàng đầu để nhận kho bài viết chuyên sâu

1 Yêu thích
2 Chia sẻ
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - App Tài chính, Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại