Khả năng tiếp cận nguồn vốn mới của chủ đầu tư Việt Nam cải thiện sẽ giúp giảm bớt khó khăn về thanh khoản
Trong một phân tích mới đây, VIS Rating đánh giá khả năng tiếp cận nguồn vốn mới cải thiện sẽ giúp giảm bớt khó khăn về thanh khoản do áp lực nợ đáo hạn lớn trong năm 2024 và 2025
Tại Việt Nam, chúng tôi kỳ vọng dư nợ ngân hàng cho vay kinh doanh BĐS sẽ tăng 16-18% trong năm 2024, tiếp nối đà tăng từ năm trước.
Tổng lượng phát hành TPDN mới của các CĐT BĐS cũng ghi nhận sự phục hồi trong 5 tháng đầu năm 2024, đạt 28.3 nghìn tỷ đồng, tăng 13% so với cùng kỳ, nhờ hưởng lợi từ tâm lý thị trường cải thiện
Ngoài ra, các CĐT niêm yết đã công bố kế hoạch tăng vốn chủ sở hữu trong các kỳ đại hội cổ đông gần đây, trong bối cảnh định giá thị trường chứng khoán phục hồi từ đầu năm 2024.
Nếu thành công, chúng tôi kỳ vọng khoảng 26 nghìn tỷ đồng vốn chủ sở hữu mới sẽ được huy động cho phát triển dự án hoặc để đáp ứng các nghĩa vụ nợ đáo hạn, lần lượt là: 75 nghìn tỷ đồng trong năm 2024 và hơn 90 nghìn tỷ đồng trong năm 2025 tại các doanh nghiệp niêm yết được chúng tôi theo dõi.
Trong khi đó, tại Trung Quốc, khả năng huy động và tái cấp vốn của các CĐT đã suy giảm do khó tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng và thị trường trái phiếu.
Theo nghiên cứu gần đây của Moody’s Ratings, tổng lượng phát hành TPDN mới của các CĐT BĐS Trung Quốc duy trì ở mức thấp trong 6 tháng đầu năm 2024 (giảm 48% so với 6 tháng cuối năm 2023), trong khi đó, dự nợ TPDN đến hạn trả hoặc có thể được yêu cầu thanh toán sẽ đạt 24 tỷ USD trong 12 tháng tới tính từ thời điểm tháng 6/2024.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận