24HMoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
menu
Hồng Ngọc
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

Khả năng hoàn thành xử lý 12 dự án yếu kém ngành công thương đến đâu?

Một hướng đề ra: Kiên quyết thực hiện phá sản, giải thể các dự án không có khả năng khắc phục để thu hồi tối đa vốn, tài sản của Nhà nước…

Thời hạn hết năm 2020 đã cận kề, khả năng hoàn thành việc xử lý trong năm 2020 là rất thấp, đề nghị Chính phủ chỉ đạo quyết liệt hơn nữa hoạt động của Ban Chỉ đạo xử lý các tồn tại, yếu kém của một số dự án, doanh nghiệp chậm tiến độ, kém hiệu quả thuộc ngành công thương.

Đó là nội dung chính về việc xử lý 12 dự án yếu kém ngành công thương trong báo cáo của Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, thẩm tra việc thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về giám sát chuyên đề và chất vấn trong nhiệm kỳ khóa XIV và một số nghị quyết trong nhiệm kỳ khóa XIII.

Cơ quan thẩm tra cho rằng, tình hình khắc phục tồn tại, yếu kém của các dự án vẫn còn nhiều hạn chế, trong năm 2018 - 2019 chỉ có 2 dự án, doanh nghiệp có lãi nhưng vẫn phát sinh lỗ lũy kế

Theo yêu cầu của Quốc hội, đến năm 2020, xử lý dứt điểm các doanh nghiệp vi phạm pháp luật, để thất thoát, lãng phí vốn, tài sản nhà nước, các dự án đầu tư chậm tiến độ, kém hiệu quả, thua lỗ kéo dài; không sử dụng ngân sách nhà nước để xử lý thua lỗ của doanh nghiệp.

Ủy ban Kinh tế nhận xét sau 3 năm kể từ khi Đề án được ban hành, các giải pháp, xử lý, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đối với các dự án doanh nghiệp đã được triển khai thực hiện một cách tổng thể, toàn diện.

Cùng với việc xử lý các vấn đề tài chính, quản trị, thị trường, hỗ trợ pháp lý, khoa học công nghệ, các vấn đề lao động, việc làm, ổn định xã hội, bảo đảm môi trường, an ninh - quốc phòng đã được xem xét xử lý, đến nay bước đầu đã có chuyển biến.

Tuy nhiên, cơ quan thẩm tra cho rằng, tình hình khắc phục tồn tại, yếu kém của các dự án vẫn còn nhiều hạn chế, trong năm 2018 - 2019 chỉ có 2 dự án, doanh nghiệp có lãi nhưng vẫn phát sinh lỗ lũy kế (DAP-1 Hải Phòng, Thép Việt Trung).

Toàn bộ 12 dự án, doanh nghiệp đến nay đã được tiến hành thanh tra, kiểm toán ở các cấp độ khác nhau để phát hiện các sai phạm của từng dự án, doanh nghiệp, qua đó làm rõ trách nhiệm của từng tổ chức, cá nhân có liên quan và xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật.

Các cơ quan của Đảng đã thi hành kỷ luật đối với tổ chức và cá nhân vi phạm, khuyết điểm về mặt tổ chức đảng và các cơ quan nhà nước thi hành kỷ luật cách chức đối với các cá nhân vi phạm; cơ quan điều tra đã khởi tố vụ án hình sự tại 2 dự án.

Sau khi Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 650/QĐ - TTg ngày 30/5/2019 về việc kiện toàn Ban Chỉ đạo xử lý các tồn tại, yếu kém của một số dự án, doanh nghiệp chậm tiến độ, kém hiệu quả thuộc ngành công thương, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp là cơ quan đầu mối chịu trách nhiệm tổ chức triển khai, theo dõi, giám sát, báo cáo đối với nội dung này.

Báo cáo thẩm tra cũng nói rõ, Ủy ban Kinh tế thống nhất quan điểm xử lý các dự án, doanh nghiệp này thời gian tới cần tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu của doanh nghiệp trong việc thực hiện các chủ trương, giải pháp xử lý các dự án, doanh nghiệp; xử lý các dự án, doanh nghiệp thua lỗ theo nguyên tắc thị trường, quy định của pháp luật; bảo đảm tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của doanh nghiệp; kiên quyết thực hiện phá sản, giải thể theo quy định của pháp luật đối với các dự án, doanh nghiệp không có khả năng khắc phục để thu hồi tối đa vốn, tài sản của Nhà nước, hạn chế thấp nhất mất vốn nhà nước; bảo đảm quyền lợi cho người lao động, an ninh trật tự xã hội và ổn định môi trường kinh doanh.

Ủy ban Kinh tế đề nghị có giải pháp thiết thực kịp thời tháo gỡ vướng mắc và đẩy nhanh quá trình xử lý để bảo đảm tiến độ không kéo dài quá nửa đầu năm 2021

“Thời hạn hết năm 2020 đã cận kề, khả năng hoàn thành việc xử lý trong năm 2020 là rất thấp, đề nghị Chính phủ chỉ đạo quyết liệt hơn nữa hoạt động của Ban Chỉ đạo xử lý các tồn tại, yếu kém của một số dự án, doanh nghiệp chậm tiến độ, kém hiệu quả thuộc ngành công thương, thường xuyên đôn đốc, kiểm tra, gắn trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức có liên quan, có giải pháp thiết thực kịp thời tháo gỡ vướng mắc và đẩy nhanh quá trình xử lý để bảo đảm tiến độ không kéo dài quá nửa đầu năm 2021 như đã báo cáo”, báo cáo của Ủy ban Kinh tế nêu về tiến độ xử lý.

Trước đó, Chính phủ cũng đã gửi đến Quốc hội tình hình chi tiết 12 dự án nói trên, với nhiều thông tin không mấy lạc quan.

Trong số 12 dự án, doanh nghiệp thì năm 2018 - 2019 có 2 dự án, doanh nghiệp có lãi nhưng vẫn phát sinh lỗ lũy kế (DAP-1 Hải Phòng, Thép Việt Trung), nhưng đến hết quý I/2020, cả hai dự án, doanh nghiệp này lại trở về lỗ.

4 dự án khác từng bước khắc phục khó khăn, giảm lỗ (Đạm Hà Bắc, Đạm Ninh Bình, DAP-2 Lào Cai, Công nghiệp tàu thủy Dung Quất DQS); 1 dự án, doanh nghiệp dừng hoạt động nay đã vận hành trở lại (Xơ sợi Polyester Đình Vũ PVTex); 2 dự án đủ điều kiện vận hành trở lại nhưng chưa khởi động do điều kiện thị trường khó khăn (Nhiên liệu sinh học Quảng Ngãi và Bình Phước).

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews

Từ khóa liên quan

Bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả