24HMoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
menu
Văn Trường
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

Khả năng giá dầu 100 USD/thùng đang tăng lên khi cú sốc nguồn cung làm rung chuyển thị trường

Căng thẳng quân sự giữa Israel và Iran được cho là nguyên nhân khiến giá dầu tăng lên trên 90 USD/thùng trong tuần qua. Tuy nhiên, nền tảng của đợt phục hồi này còn sâu xa hơn.

Một động thái gần đây của Mexico nhằm cắt giảm xuất khẩu dầu thô đang làm tăng sức ép toàn cầu, khiến các nhà máy lọc dầu ở Mỹ - nhà sản xuất dầu lớn nhất thế giới - tiêu thụ nhiều dầu nội địa hơn. Các lệnh trừng phạt của Mỹ đã khiến hàng hóa của Nga bị mắc kẹt trên biển, trong khi nguồn cung dầu của Venezuela có thể là mục tiêu tiếp theo. Các cuộc tấn công của phiến quân Houthi vào tàu chở dầu ở Biển Đỏ đã làm trì hoãn việc vận chuyển dầu thô. Và bất chấp tình trạng hỗn loạn, OPEC+ vẫn tiếp tục cắt giảm sản lượng...

Tất cả các yếu tố đã tác động vào sự gián đoạn nguồn cung nghiêm trọng khiến thị trường phải ngạc nhiên. Cuộc khủng hoảng đang có nguy cơ thúc đẩy giá dầu Brent lên 100 USD/thùng lần đầu tiên sau gần 2 năm. Điều đó làm tăng thêm mối lo ngại về lạm phát của Mỹ và làm phức tạp thêm các cuộc thảo luận cắt giảm lãi suất của các ngân hàng trung ương.

"Đối với dầu mỏ, động lực lớn hơn hiện nay nằm ở phía nguồn cung… Chúng ta đã thấy khá nhiều trường hợp nguồn cung yếu đi và nhu cầu nhìn chung trên cơ sở toàn cầu vẫn ở mức tốt”, Amrita Sen, người sáng lập và Giám đốc Nghiên cứu tại Energy Aspects cho biết.

Các chuyến hàng dầu từ Mexico - một nhà cung cấp lớn ở châu Mỹ - đã giảm 35% trong tháng 3 xuống mức thấp nhất kể từ năm 2019 khi Tổng thống Andres Manuel Lopez Obrador cố gắng thực hiện cam kết giúp đất nước loại bỏ nhập khẩu nhiên liệu tốn kém. Bloomberg News đưa tin vào tuần trước rằng, xuất khẩu dầu thô chua - loại nặng, đặc mà nhiều nhà máy lọc dầu được thiết kế để xử lý - của Mexico thậm chí còn giảm hơn nữa khi công ty dầu mỏ quốc doanh Pemex đã hủy một số hợp đồng cung cấp cho các nhà máy lọc dầu nước ngoài.

Động thái của Mexico đã tạo ra một chuỗi đợt gián đoạn nguồn cung lớn và nhỏ. Vào tháng 1, đợt đóng băng sâu đã ăn mòn sản lượng dầu thô và tồn kho ở Mỹ vào thời điểm mà sản lượng thường tăng trưởng, khiến tồn kho dưới mức trung bình theo mùa cho đến cuối tháng 3.

Dữ liệu theo dõi tàu chở dầu do Bloomberg tổng hợp cho thấy, Mexico, Mỹ, Qatar và Iraq đã cắt giảm hơn 1 triệu thùng/ngày trong tháng 3. Baghdad đã cam kết hạn chế sản lượng để bù đắp cho việc không tuân thủ các cam kết trước đó với OPEC+.

Theo dữ liệu từ công ty tình báo hàng hải Kpler, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) - thành viên OPEC - đã hạn chế xuất khẩu dầu Upper Zakum - loại dầu có độ chua trung bình - với sản lượng xuất khẩu giảm 41% trong tháng 3 so với mức trung bình năm ngoái. Mặc dù việc cắt giảm đã được dự đoán trước và Công ty Dầu khí Quốc gia Abu Dhabi đang cung cấp cho người mua một loại dầu thô khác để thay thế, sự sụt giảm trong xuất khẩu dầu Upper Zakum đang góp phần khiến giá khu vực tăng cao trong bối cảnh cắt giảm sản lượng của OPEC+ trên diện rộng.

Trong khi đó, thị trường dầu thô ở châu Âu bị áp lực cao hơn bởi căng thẳng ở Biển Đỏ, khiến hàng triệu thùng dầu thô phải đi vòng quanh châu Phi, làm trì hoãn một số nguồn cung trong nhiều tuần. Sự gián đoạn đối với đường ống quan trọng ở Biển Bắc, tình trạng bất ổn ở Libya và một đường ống bị hư hỏng ở Nam Sudan cũng góp phần thúc đẩy đà tăng giá, trong khi các lệnh trừng phạt của Mỹ đã làm ảnh hưởng các tàu chở dầu của Nga mà trước đây đã vận chuyển dầu của họ cho người mua bao gồm cả Ấn Độ.

Sự hạn chế về nguồn cung có thể còn trở nên gay gắt hơn trong những tuần tới.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Mã chứng khoán liên quan bài viết
68.93 -2.31 (-3.24%)
73.02 -2.15 (-2.86%)
prev
next

Từ khóa liên quan

Bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả