menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Nguyễn Quang Thuân

Kết quả kinh doanh Q3-2022 (lần 1) và review mặt bằng định giá thị trường

Kết quả kinh doanh Q3-2022 (lần 1) và review mặt bằng định giá thị trường dưới đây.

1. Bảy (7) trên tổng số 27 ngân hàng niêm yết đã công bố sơ bộ kết quả quý 3-2022 tăng 70,3% YoY và 5,8% QoQ. Nổi bật là VIB, STB và MBB. Các ngân hàng duy trì tăng trưởng lợi nhuận sau thuế do hoạt động tín dụng.

Đây là tín hiệu tốt tuy nhiên con số Q4-2022 và sang năm 2023 sẽ bị ảnh hưởng do:

- chi phí huy động đang trong xu hướng tăng nhất là trong 2 tháng gần đây (cả tiền gửi và interbanks): các ngân hàng nào có thể tăng lãi suất cho vay ví dụ theo cơ chế thả nổi sang cho khách hàng (nhất là bán lẻ chiếm tỷ trọng lớn) thì vẫn có thể duy trì được NIM hoặc ít bị suy giảm hơn.

- hoạt động đầu tư chứng khoán (bao gồm trái phiếu chính phủ, trái phiếu ngân hàng và trái phiếu doanh nghiệp). Hiện trái phiếu chính phủ tại 30/6/2022 đạt 697 ngàn tỷ VND, chiếm khoảng 6,12% tổng tài sản sinh lời (11,4 triệu tỷ VND) của các ngân hàng niêm yết. Trong bối cảnh lợi tức trái phiếu chính phủ đã tăng khoảng 1,5-2% từ đầu T9-2022 thì chắc chắn một số ngân hàng sẽ ghi nhận lỗ trong tổng giá trị suy giảm ước tính ở mức 11-16 ngàn tỷ VND trong thời gian tới, cho dù nguyên tắc hạch toán khác nhau tùy theo phân loại danh mục (chứng khoán kinh doanh, sẵn sàng để bán; hay giữ đến ngày đáo hạn).

Các ngân hàng hiện nay cũng giữ danh mục trái phiếu doanh nghiệp (phi ngân hàng) quy mô 284 ngàn tỷ VND, chiếm khoảng 2,47% trên tổng tài sản sinh lời tại 30/6/2022. Vấn đề lùm xùm hiện nay với trái phiếu doanh nghiệp thì như một số báo cáo của FiinGroup đã đề cập thì sẽ không phải là vấn đề lớn đối với chất lượng tín dụng ngân hàng bởi quy mô còn nhỏ và chất lượng trái phiếu không phải của doanh nghiệp nào cũng thấp. Tuy nhiên, mức độ ảnh hưởng có thể có đến với một số ngân hàng có phân bổ tín dụng trái phiếu lớn trên tổng cơ cấu dư nợ tín dụng.

Vậy động lực tăng trưởng lợi nhuận của các ngân hàng là gì trong bối cảnh hiện tại? đó là thu nhập từ hoạt động dịch vụ phi tín dụng, bao gồm phí dịch vụ thanh toán, bán chéo bảo hiểm, ngoại hối và kiều hối, v.v. vốn chiếm bình quân khoảng 20% tổng thu nhập tín dụng của hệ thống ngân hàng. Nhưng ngân hàng nào có tỷ trọng thu nhập dịch vụ lớn sẽ có cơ hội duy trì tăng trưởng lợi nhuận cả năm 2022 và sang cả 2023.

Do đó, con số mục tiêu 30% tăng trưởng lợi nhuận sau thuế của ngành ngân hàng cả năm 2022 sẽ khó đạt được trên bình diện chung cả ngành. Ngoài hai yếu tố trên, cộng với chất lượng tín dụng có thể giảm đáng kể trong bối cảnh hiện nay làm NPL tăng lên khoảng 0,5% thì con số tăng trưởng LNST ở mức thực tế hơn có thể nằm trong khoảng 10-15% cả năm 2022. Đó cũng là điều không quá tiêu cực với kết quả kinh doanh của ngành ngân hàng trong năm 2022.

Hiện cổ phiếu ngành ngân hàng được định giá ở mức 1.4x Giá trị sổ sách. Đã giảm rất nhiều từ mức 2,0-2,5x giai đoạn đầu 2021 đến hết tháng 4-2022. Tuy nhiên, vẫn còn cao hơn so với mức định giá từ 2020 trở về trước. Xem Hình.

Kết quả kinh doanh Q3-2022 (lần 1) và review mặt bằng định giá thị trường

2. Khối doanh nghiệp phi ngân hàng: đã có 57 doanh nghiệp công bố chính thức hoặc sơ bộ kết quả kinh doanh Q3-2022. Một số điểm nhấn chính:

- Ghi nhận lợi nhuận tăng trưởng tốt: Dược phẩm (doanh thu tăng trưởng mạnh nhưng vấn đề là cổ phiếu thanh khoản thấp), Thực phẩm & Đồ uống (lợi nhuận lõi cải thiện do cả giá bán tăng theo CPI và sản lượng tiêu thụ tăng sau COVID) và Điện (do sản lượng điện tăng và giá bán điện cũng tăng).

- Ghi nhận lợi nhuận suy giảm hoặc giảm tốc: Phân bón (do giá phân bón hạ nhiệt); Khí đốt (chủ yếu do giá khí giảm mạnh); và Nước (doanh thu tăng tốt do tiêu thụ nước sau COVID hồi phục nhưng nhiều doanh nghiệp phải trích lập dự phòng đầu tư chứng khoán nên lợi nhuận giảm ở một số công ty lớn như BWE).

Khối các doanh nghiệp phi ngân hàng đang được định giá khá thấp (P/E = 9x dựa trên lợi nhuận 4 quý gần nhất, về đúng bằng múc VN-Index về 653 vào tháng 3-2020 khi thị trường hoảng loạn do COVID-19 và gần về mức đáy lịch sử giai đoạn khủng hoảng 2008-2012: 7x PE) và họ đã đặt mục tiêu tăng trưởng 20% lợi nhuận sau thuế cho cả năm 2022. Mục tiêu này có đạt được không sẽ tùy theo kết quả thực tế Q3 này. Đội ngũ Data Analytics của chúng tôi sẽ tiếp tục cập nhật định kỳ trên các nền tảng để phục vụ thông tin chiều sâu đến quý khách hàng.

Xem danh sách một số DN có kết quả kinh doanh tăng trưởng cao trong Hình 1 phía sau. Chi tiết hơn và số liệu được đề cập trong các bản tin cập nhật trên hệ thống FiinTrade (https://web.fiintrade.vn/tin?id=10556992) và FiinPro.

Kết quả kinh doanh Q3-2022 (lần 1) và review mặt bằng định giá thị trường

The Data that Speak!

Happy Investing!

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Nguyễn Quang Thuân

Bấm theo dõi để nhận thêm nội dung bổ ích từ chuyên gia này.

Tìm hiểu thêm về chuyên gia.

Hãy chọn VIP/PRO hàng đầu để nhận kho bài viết chuyên sâu

3 Yêu thích
2 Bình luận 3 Chia sẻ
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - App Tài chính, Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại