Kết quả kinh doanh nhóm VN30: Kẻ tăng ấn tượng, người bốc hơi hết lợi nhuận
Nhiều doanh nghiệp trong nhóm Vn30 đang ôm khối tiền khổng lồ, nhưng tại sao kết quả kinh doanh vẫn không khả quan?
Đến thời điểm hiện tại, hầu hết các doanh nghiệp đã công bố BCTC quý 2 và kết qủa kinh doanh 6 thàng đầu năm 2023.
Nhóm 30 doanh nghiệp trong rổ Vn30 cũng đã công bố xong báo cáo tài chính. Nhận định chung là nhiều doanh nghiệp báo lãi giảm sút sâu so với cùng kỳ, trong khi đó có những doanh nghiệp bất ngờ báo lãi tăng trưởng mạnh.
Quán quân lợi nhuận thuộc về Vinhomes
Vinhomes (VHM) là quán quân cả về lợi nhuận lẫn tỷ lệ tăng trưởng so với cùng kỳ. Cụ thể, doanh thu quý 2/2023 của Vinhomes gấp 7,3 lần cùng kỳ, đạt 32.833 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 9.714 tỷ đồng, gấp 13 lần so với số lãi 748 tỷ đồng đạt được quý 2 năm ngoái. Tổng lợi nhuận sau thuế 6 tháng đầu năm 2023 đạt 21.637 tỷ đồng.
Trong TOP 5 doanh nghiệp lãi lớn nhất quý 2, có sự hiện diện của 4 ngân hàng là Vietcombank (VCB), BIDV (BID), Vietinbank (CTG) và MB (MBB). Trong đó Vietcombank lãi sau thuế 7.428 tỷ đồng, BIDV lã 5.557 tỷ đồng, Vietinbank lãi 5.264 tỷ đồng và MB lãi gần 5.000 tỷ đồng.
Novaland (NVL) là doanh nghiệp duy nhất báo lỗ trong nhóm Vn30 với số lỗ 200 tỷ đồng, nâng tổng lỗ 6 tháng đầu năm 2023 lên trên 611 tỷ đồng.
Nhóm ngân hàng đều lãi trên nghìn tỷ đồng
Trong rổ Vn30 có đến 11 ngân hàng. Điểm chung là các ngân hàng này đều lãi trên nghìn tỷ đồng quý 2, thấp nhất Tiền Phong Bank (TPB) lãi sau thuế gần 1.300 tỷ đồng.
Có 5 ngân hàng báo lãi tăng so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó Vietcombank ngoài là ngân hàng lãi lớn nhất, còn là ngân hàng đạt mức tăng trưởng lớn nhất so với cùng kỳ.
Tổng 11 ngân hàng trong rổ VN30 lãi sau thuế 41.800 tỷ đồng, thì riêng TOP 3 đạt 18.250 tỷ đồng, chiếm gần 44% tổng lợi nhuận cả 11 ngân hàng đạt được. STB ghi nhận lợi nhuận sau thuế quý 2 đạt 1.925 tỷ đồng, tăng mạnh so với cùng kỳ. VIN cũng báo lãi tăng trưởng. Trong khi nhóm báo lãi giảm còn có ACB, VPB, HDB và TPB.
Dù báo lãi lớn, tăng trưởng mạnh nhưng cổ phiếu VCB lại không thể "bay". Tính 10 phiên giao dịch gần đây nhất VCB đã có 5 phiên giảm điểm. Kết phiên hôm nay VCB giảm tiếp 400 đồng sau phiên giảm sâu 1.400 đồng trước đó. Tuy vậy nếu tính từ đầu tháng 7 đến nay VCB cũng đã tăng được 5,6%.
Trong khi đoó CTG của Vietinbank lại có 3 phiên tăng điểm liên tiếp. BID cũng có 2 phiên tăng điểm gần đay nhất. Cổ phiếu ACB, trong 10 phiên giao dịch gần đây nhất có 3 phiên tăng điểm, 3 phiên giảm điểm và 4 phiên đứng giá.
Đáng chú ý nhất trong rổ VN30 là cổ phiếu HDB. HDB đã có đến 7 phiên tăng điểm trong tổng số 10 phiên giao dịch gần đây nhất. 3 phiên còn lại có đến 3 phiên về giá tham chiếu, chỉ 1 phiên duy nhất giảm điểm. HDB cũng là cổ phiếu ngân hàng duy nhất được khối ngoại mua ròng 11 phiên liên tiếp với khối lượng lớn.
Tiền nhiều chưa hẳn đã tốt
Đối với các doanh nghiệp ngoài nhóm ngành ngân hàng, quý 2 vừa qua chứng kiến nhiều biến động. Nhóm biến động tăng về lợi nhuận không nhiều, nhưng họ nhà Vin lại góp đến 2 đại diện là Vinhomes và Vincom Retail (VRE).
Petrolimex (PLX) cũng ghi nhận kết quả kinh doanh khả quan với số lãi 850 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm ngoái công ty lỗ 140 tỷ đồng. Petrolimex cũng là doanh nghiệp duy nhất trong rổ VN30 lỗ quý 2 năm ngoái.
Đáng chú ý, nhiều doanh nghiệp trong nhớm VN30 cũng là những doanh nghiệp nắm rất nhiều tiền mặt. Thống kê cho thấy không kể những ngân hàng, công ty bảo hiểm và công ty chứng khoán, thì 17 doanh nghiệp còn lại hiện đang nắm khoảng 260.000 tỷ đồng tiền mặt.
Tuy vậy tiền nhiều chưa hẳn đã tốt, Thế giới di động là một ví dụ. Báo cáo ghi nhận đến 30/6/2023 Thế giới di động có hơn 24.300 tỷ đồng tiền, tương đương tiền mang đi gửi ngân hàng, nhận về hơn 800 tỷ đồng tiền lãi trong nửa đầu năm. Tuy vậy kết quả kinh doanh lại rất bết bát. Quý 2 vừa qua Thế giới di động lãi sau thuế chưa đến 18 tỷ đồng, nâng tổng lợi nhuận 6 tháng đầu năm lên 39 tỷ đồng.
Tập đoàn công nghiệp Cao su Việt Nam (GVR) cũng nắm hơn 15.200 tỷ đồng tiền mặt, tuy vậy lợi nhuận sau thuế quý 2 vẫn giảm sút 40% xuống còn 717 tỷ đồng.
Á quân về nắm giữ tiền mặt như Hòa Phát (HPG) cũng bộc lộ nhiều điểm đáng chú ý. Với 36/100 tỷ đồng, Hòa Phát nhận về 567 tỷ đồng tiền lãi, tuy vậy công ty phải chi đến 1.028 tỷ đồng trả lãi tiền vay. Tổng dư vay nợ thuê tài chính của Hòa Phát hơn 60.600 tỷ đồng. Một nghịch lý đang diễn ra, là nhiều doanh nghiệp mang tiền đi gửi, rồi lo gánh nặng lãi vay khi vẫn phải đi vay số tiền rất lớn. Tại sao?
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận