menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Bá Phú

Kết nối tiêu thụ sản phẩm OCOP

Nhiều địa phương, hợp tác xã, tổ hợp tác sản xuất mong muốn các cơ quan chức năng hỗ trợ quảng bá sản phẩm, đặc biệt là các sản phẩm OCOP (thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm) kết nối giao thương với các doanh nghiệp, hệ thống siêu thị, cửa hàng kinh d

Năm 2021, tổng sản lượng nhãn cả nước ước đạt 637 nghìn tấn, tăng khoảng 8% so năm 2020. Trong đó, khu vực phía Nam có sản lượng 337 nghìn tấn, dự kiến sản lượng thu hoạch những tháng cuối năm khoảng 177 nghìn tấn. Chỉ riêng tổng diện tích trồng của hai tỉnh Đồng Tháp và Sóc Trăng ước đạt 8.462 ha, sản lượng 78 nghìn tấn.

Thông tin từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tỉnh Đồng Tháp, thời gian gần đây trái nhãn Đồng Tháp đã từng bước xây dựng nhãn hiệu hàng hóa, được thị trường cả trong và ngoài nước chấp nhận. Đến nay, toàn tỉnh có hơn 5.340 ha trồng nhãn. Dự kiến từ nay đến cuối năm, toàn tỉnh có 1.230 ha nhãn sẽ thu hoạch, sản lượng hơn 11,6 nghìn tấn. Riêng huyện Châu Thành có hơn 340 ha nhãn đến thời điểm thu hoạch, sản lượng dự kiến khoảng 4.000 tấn.

Còn tại Sóc Trăng, diện tích trồng nhãn toàn tỉnh là 3.130 ha, diện tích đang cho trái là 2.536 ha. Thời gian thu hoạch từ tháng 7 đến tháng 12/2021 với sản lượng khoảng 24,4 nghìn tấn.

Ngoài ra, trên địa bàn hai tỉnh này còn có nhiều loại nông sản khác như khoai lang, xoài, chanh, ổi, cam, quýt, mít, thanh long, mận, ớt, hành tím... cùng các loại thủy sản như cá tra, tôm cũng đang nỗ lực tìm kiếm đầu ra, phân phối sản phẩm.

Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 và giãn cách xã hội, giá nhãn hiện nay đang rớt, gặp khó trong tiêu thụ. Đơn cử, nhãn xuồng được thương lái thu mua với giá 15.000 đồng/kg, giảm hơn 8.000 đồng/kg so với tháng trước; nhãn Idor giá 18.000 đồng/kg, giảm khoảng 6.000 - 7.000 đồng/kg so với tháng trước. Thêm vào đó, việc thu hái, đóng gói bao bì, vận chuyển lên xe, đều phải thuê lao động…

Vì vậy, nhiều địa phương, hợp tác xã, tổ hợp tác sản xuất mong muốn các cơ quan chức năng hỗ trợ quảng bá sản phẩm, đặc biệt là các sản phẩm OCOP (thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm) kết nối giao thương với các doanh nghiệp, hệ thống siêu thị, cửa hàng kinh doanh nông sản thực phẩm trên cả nước, tránh bị đứt gãy chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị nông sản.

Ông Nguyễn Quốc Toản, Cục trưởng Cục Chế biến & Phát triển thị trường nông sản - Bộ NN&PTNT đã đề nghị các địa phương cần thống kê sản lượng nông sản theo từng huyện để xây dựng kịch bản tiêu thụ chi tiết. Sau đó, có chỉ đạo để các đơn vị hỗ trợ cho quá trình tiêu thụ như Bắc Giang đã làm với vụ vải vừa qua.

Hiện, Hà Nội đã có kịch bản chi tiết cho từng sản phẩm, từng cung đường để vận chuyển tiêu thụ nông sản và Đồng Tháp, Sóc Trăng có thể nghiên cứu mô hình này. Từ đó, đưa ra những kiến nghị với Tổ công tác của Bộ NN&PTNT để xử lý các vấn đề còn vướng mắc. Bộ sẽ phối hợp các đơn vị, địa phương có liên quan tổ chức triển lãm các sản phẩm OCOP sau dịch.

Đặc biệt, Hội nghị kết nối tiêu thụ nhãn và sản phẩm OCOP tỉnh Đồng Tháp, Sóc Trăng vừa được tổ chức theo hình thức trực tuyến mới đây, quy tụ 163 điểm cầu tại nhiều nơi, đã tạo cơ hội để bà con nông dân, hợp tác xã tiếp cận với nhiều thông tin mới, nhất là về kênh phân phối trên sàn thương mại điện tử, tăng cường tính chủ động kết nối sản xuất cung cầu, hoàn thành mục tiêu kép Chính phủ đề ra.

Ông Nguyễn Quốc Toản nhấn mạnh, cần phải đổi mới công tác xúc tiến tiêu thụ, áp dụng trên quy mô lớn cả về chiều rộng lẫn chiều sâu; vừa thực hiện mô hình xúc tiến tiêu thụ truyền thống qua siêu thị, chợ đầu mối, chợ dân sinh, các chuỗi cửa hàng tiêu thụ nông sản… vừa thông qua các nền tảng thương mại điện tử online, hạ tầng internet thông qua các trang mạng xã hội facebook, zalo, fanpage...

Vừa qua, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công thương) đã có nhiều chương trình hợp tác, phối hợp với Bộ NN&PTNT giới thiệu các sản phẩm OCOP, nông sản trên các sàn thương mại điện tử như: Sendo, Voso, Tiki, Shopee, Lazada… giúp hàng Việt Nam tiêu thụ nhanh hơn.

Hiện, trên các sàn thương mại điện tử có hai hình thức kết nối tiêu thụ nông sản. Một là mua trực tiếp, giống như siêu thị nhập hàng của hợp tác xã. Hai là hợp tác xã đứng ra trực tiếp phân phối trên sàn thương mại điện tử vừa hỗ trợ địa phương, doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác sản xuất quảng bá sản phẩm, kết nối giao thương, vừa đóng góp thiết thực vào việc triển khai thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” của người tiêu dùng.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả