24HMoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
menu
Phạm Hoàng Sơn
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

Kết nối tiêu thụ sản phẩm nhãn Đồng Tháp và Sóc Trăng

Tổng sản lượng nhãn của hai tỉnh Đồng Tháp và Sóc Trăng ước đạt 78.000 tấn, chiếm khoảng 12,24% tổng sản lượng nhãn cả nước.

Kết nối tiêu thụ sản phẩm nhãn Đồng Tháp và Sóc Trăng
Hội nghị trực tuyến kết nối tiêu thụ nhãn và sản phẩm OCOP của tỉnh Đồng Tháp, Sóc Trăng tại Hà Nội năm 2021. Ảnh: Bích Hồng/BNEWS/TTXVN

Nhằm hỗ trợ địa phương, doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác sản xuất, quảng bá sản phẩm, kết nối giao thương với các doanh nghiệp, hệ thống siêu thị, cửa hàng kinh doanh nông sản thực phẩm trên cả nước, sáng 29/7, Trung tâm Xúc tiến thương mại nông nghiệp đã tổ chức hội nghị trực tuyến kết nối tiêu thụ nhãn và sản phẩm OCOP của các tỉnh Đồng Tháp, Sóc Trăng tại Hà Nội năm 2021.

Ông Lê Văn Hùng, Giám đốc HTX Nông sản an toàn An Hòa, huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp cho biết, những khó khăn về xe vận chuyển đến điểm cung cấp đã được địa phương tháo gỡ một phần. Hiện tỉnh Đồng Tháp đã phối hợp với đơn vị phân phối thu mua dưới 10.000 đồng/kg nhãn và

Ông Lê Văn Hùng cho biết, hợp tác xã đã sản xuất theo các tiêu chuẩn như: VietGAP, GlobalGAP…Tất cả nông dân, hợp tác xã trên địa bàn chỉ mong muốn các cơ quan chức năng kết nối tìm đầu ra với những đơn vị làm xuất khẩu, các đơn vị thu mua để làm sao có giá tốt.

Trước mong muốn của hợp tác xã ở Đồng Tháp, bà Vũ Thị Hậu, Chủ tịch Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam cho hay, với sản phẩm có tính chất mùa vụ, thời gian bảo quản ngắn như nhãn, người tiêu dùng hay so sánh giá trong siêu thị và ở ngoài chợ nên các đơn vị bán lẻ phải cân đối giá để đặt giá mua hàng.

Các đơn vị bán lẻ sẵn sàng ký kết hợp đồng với các sản phẩm mùa vụ như vậy. Nếu các doanh nghiệp, hợp tác xã có khó khăn, khúc mắc cũng có thể liên hệ với hiệp hội để cùng doanh nghiệp, hợp tác xã tháo gỡ.

Theo bà Vũ Thị Hậu, kênh bán lẻ là kênh đầu ra bền vững đối với người sản xuất. Các doanh nghiệp, hợp tác xã trước khi sản xuất cần xác định sản phẩm sẽ bán ở kênh nào và tạo ra sản phẩm phù hợp kênh lên kênh đó. Các kênh bán lẻ sẵn sàng tiếp nhận các sản phẩm vì họ luôn mong muốn, sản phẩm có sự đa dạng và sự cạnh tranh tốt. Do đó, đơn vị sản xuất phải tính toán về giá thành sản phẩm.

Theo ông Nguyễn Quốc Toản, Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản, trước diễn biến khó lường về lưu thông, tiêu thụ, các đơn vị cần đổi mới xúc tiến tiêu thụ, áp dụng trên quy mô lớn cả về chiều rộng lẫn chiều sâu.

Các đơn vị nên cùng lúc vừa thực hiện mô hình xúc tiến tiêu thụ truyền thống qua siêu thị, chợ đầu mối, chợ dân sinh, các chuỗi cửa hàng tiêu thụ nông sản… vừa thông qua các nền tảng thương mại điện tử online. Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản mong muốn, các doanh nghiệp tiêu thụ nội địa, xuất khẩu, các doanh nghiệp, cơ sở bảo quản, chế biến nông sản thúc đẩy tiêu thụ quả nhãn và các sản phẩm OCOP để giúp nông dân thu hoạch được mùa, được giá.

Năm nay, tổng diện tích trồng nhãn của hai tỉnh Đồng Tháp và Sóc Trăng ước đạt 8.462 ha; trong đó, tỉnh ĐồngTháp 5.340 ha, Sóc Trăng 3.122 ha. Tổng sản lượng ước đạt 78.000 tấn, chiếm khoảng 12,24% tổng sản lượng nhãn cả nước; trong đó, Đồng Tháp 53.000 tấn, Sóc Trăng 25.000 tấn.

Dự kiến từ nay đến cuối năm, tỉnh Đồng Tháp có 1.230 ha nhãn sẽ thu hoạch, sản lượng hơn 11.600 tấn. Cụ thể, tháng 7 sản lượng là gần 1.850 tấn, tháng 8 gần 1.350 tấn, tháng 9 hơn 1.350 tấn, tháng 10 gần 2.300 tấn, tháng 11 gần 2.600 tấn, tháng 12 gần 2.200 tấn. Riêng huyện Châu Thành sẽ có hơn 340 ha nhãn đến thời điểm thu hoạch với sản lượng dự kiến khoảng 4.000 tấn.

Nhãn là một trong các loại cây ăn trái chủ lực của tỉnh Sóc Trăng được trồng tập trung chủ yếu tại các huyện Kế Sách, Cù Lao Dung, Long Phú và Vĩnh Châu. Diện tích trồng nhãn của tỉnh là 3.130 ha; trong đó có 2.536 ha đang cho trái.

Thời gian thu hoạch từ tháng 7 - 12/2021 với sản lượng khoảng 24.400 tấn. Thời điểm thu hoạch tập trung đối với nhãn xuồng từ tháng 7 - 8; thanh nhãn từ tháng 8-9; nhãn Idor từ tháng 10 - 11; nhãn da bò rải rác từ tháng 7 - 12.

Tại hội nghị, nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã đã thông tin về các sản phẩm của mình, đặc biệt là các sản phẩm thuộc Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) và mong muốn được liên kết hợp tác với các đơn vị trong và ngoài tỉnh để tìm kiếm đầu ra, phân phối sản phẩm.

Tại hội nghị cũng đã diễn ra lễ ký kết trực tuyến 3 biên bản hợp tác trong phân phối, tiêu thụ các sản phẩm nông sản.

Cụ thể, Công ty TNHH Lam Lâm (Sóc Trăng) và Công ty cổ phần xúc tiến thương mại nông nghiệp Việt Nam (Hà Nội); Trung tâm Xúc tiến thương mại, du lịch và đầu tư Đồng Tháp và Công ty cổ phần xúc tiến thương mại nông nghiệp Việt Nam; Trung tâm Xúc tiến thương mại, du lịch và đầu tư Đồng Tháp và Dự án hỗ trợ tiêu thụ nông sản EATDELI (Hà Nội)./.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews

Từ khóa liên quan

Bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả