Kẻ lang thang “chinh phục” thiên tài Edison:Bí quyết thành công ở câu chuyện này
"Tôi đã cho Barnes một cơ hội theo lời đề nghị của anh, bởi tôi biết rằng người như Barnes sẽ không bao giờ bỏ cuộc cho đến khi thành công..." - Thomas Edison kể lại.
Napoleon Hill - tác giả của cuốn sách "Nghĩ giàu, làm giàu" cho rằng sự thành đạt và giàu có không nằm ngoài tầm tay của bạn. Bạn vẫn có thể trở thành người bạn hằng mong muốn cho dù bạn là ai đi nữa. Tiền bạc, danh tiếng, hạnh phúc và sự thừa nhận của những người xung quanh đều là những điều có thể đạt được nếu như bạn thật sự sẵn sàng và quyết tâm đạt được những điều đó.
Câu chuyện Edwin C. Barnes - trợ lý kinh doanh của nhà phát minh thiên tài Thomas Edison là minh chứng điển hình cho nhận định trên.
Edwin C. Barnes đã khám phá ra một chân lý giản đơn: con người có thể trở nên giàu có bằng tư tưởng. Phát hiện của ông không đến trong một sớm một chiều mà hình thành dần dần, bắt nguồn từ ước muốn trở thành người hợp tác kinh doanh với nhà phát minh lỗi lạc Thomas Edison.
Nhà phát minh và "Kẻ lang thang"
Một trong những điểm quan trọng trong khát vọng của Barnes là nó được xác định rất rõ ràng. Ông muốn cộng tác chứ không làm công cho Edison. Hãy xem ông làm thế nào để biến khát vọng của mình thành hiện thực nhằm hiểu rõ hơn về những nguyên tắc mang lại sự giàu sang.
Khi ý nghĩ này lần đầu tiên lóe lên trong tâm trí Barnes, ông vẫn chưa có đủ điều kiện để thực hiện nó. Ông gặp phải hai trở ngại. Thứ nhất, ông không quen biết Edison; thứ hai, ông không đủ tiền mua vé xe lửa đi West Orange, New Jersey - nơi đặt phòng thí nghiệm nổi tiếng của nhà bác học Edison.
Bấy nhiêu khó khăn đó cũng đủ làm nản lòng đa số người bình thường tiếp tục thực hiện khát vọng của họ. Nhưng khát vọng của Barnes không tầm thường. Khát vọng ấy mãnh liệt đến mức giúp Barnes vượt qua tất cả để trở thành người cộng tác của Edison.
Edwin C. Barnes xuất hiện trước phòng thí nghiệm của Edison và nói với nhà phát minh rằng anh đến với ước muốn được cộng tác kinh doanh với ông. Nhiều năm sau, Edison kể lại cuộc gặp gỡ đầu tiên đó:
"Anh ta đứng ngay trước mặt tôi, trông như mọi kẻ lang thang khác, nhưng nét mặt anh làm tôi có ấn tượng rằng người thanh niên này sẵn sàng và quyết tâm thực hiện bằng đdược những gì anh ta theo đuổi.
Qua nhiều năm tiếp xúc với đủ hạng người, tôi nghiệm ra rằng, khi một người thực sự khao khát điều gì đó đến mức sẵn sàng đánh đổi bằng cả tương lai của mình, chắc chắn anh ta sẽ thành công.
Tôi đã cho Barnes một cơ hội theo lời đề nghị của anh, bởi tôi biết rằng người như Barnes sẽ không bao giờ bỏ cuộc cho đến khi thành công. Những gì diễn ra sau đó đã chứng minh rằng tôi đúng".
"Khi một người thực sự muốn làm điều gì thì vẻ ngoài của họ sẽ thể hiện ra điều đó".
Điều gì đã khiến Barnes có được một vị trí trong văn phòng của Edison? Do vẻ bề ngoài như một kẻ lang thang của anh ư? Điều đó chỉ gây bất lợi cho Barnes. Nguyên nhân sâu xa là anh có một ý chí mãnh liệt muốn được cộng tác với Edison. Ý muốn mạnh mẽ ấy toát ra bên ngoài, tạo nên một sức hút buộc nhà phát minh phải chú ý đến chàng trai trẻ tuổi.
Barnes không được Edison chấp nhận cộng tác ngay từ đầu. Anh chỉ nhận được cơ hội làm việc trong văn phòng của Edison với một khoản tiền lương rất khiêm tốn.
Nhiều tháng trôi qua. Không có gì tiến triển để giúp Barnes tiến gần hơn tới mục tiêu lớn mà anh cam kết theo đuổi. Nhưng một điều quan trọng vẫn đang diễn ra trong tâm trí Barnes. Anh vẫn không ngừng nuôi dưỡng và làm sôi sục thêm khao khát trở thành người cộng tác kinh doanh với Edison.
Các nhà tâm lý học đã rất đúng khi cho rằng: "Khi một người thực sự muốn làm điều gì thì vẻ ngoài của họ sẽ thể hiện ra điều đó". Barnes sẵn sàng cộng tác kinh doanh với Edison và anh luôn đặt mình ở tư thế sẵn sàng cho đến khi anh đạt được điều mong muốn.
Anh không tự bao biện với chính mình rằng: "Thôi nào Barnes, cộng tác với Edison thì cũng được ích lợi gì cơ chứ? Ta sẽ đổi ý và cố gắng làm tốt công việc của một người bán hàng". Ngược lại, anh khẳng định với chính mình: "Ta đến đây để hợp tác kinh doanh với Edison và ta sẽ đạt được mục đích đó dù phải bỏ ra toàn bộ quãng đời còn lại của mình". Anh thật sự khao khát điều đó.
Cuộc đời mỗi con người sẽ khác đi bao nhiêu nếu như họ xác định được cho mình một mục đích rõ ràng và kiên trì theo đuổi mục đích đó cho đến khi nó trở thành nỗi ám ảnh của cả cuộc đời họ.
Cơ hội ẩn nấp trong rủi ro, thất bại
Có lẽ vào thời điểm đó, chàng trai trẻ tuổi Barnes chưa hiểu được điều này, nhưng quyết tâm sắt đá và sự kiên định theo đuổi một ước mơ duy nhất đã gạt bỏ mọi chướng ngại, đồng thời đem đến cho Barnes cơ hội mà anh đang tìm kiếm.
Tuy nhiên, cơ hội lại xuất hiện dưới một hình thức khác và từ một hướng khác so với dự kiến của Barnes. Đó là một trong những vấn đề rắc rối của cơ hội. Cơ hội thường có thói quen "ma mãnh" là "lẻn" vào theo cửa sau và được ngụy trang dưới hình thức một điều bất hạnh hay một thất bại tạm thời. Có lẽ đó chính là lý do khiến nhiều người không nhận ra chúng.
Edison vừa hoàn thiện được một thiết bị văn phòng mới, lúc bấy giờ được gọi là Máy đọc Edison. Những người bán hàng của ông không tha thiết gì với chiếc máy này vì họ cho rằng việc tiêu thụ sẽ rất khó khăn. Nhưng Barnes đã nhìn thấy cơ hội của mình. Cơ hội ấy đến thầm lặng và ẩn mình trong chiếc máy có vẻ kỳ quặc chẳng làm ai quan tâm, ngoại trừ Barnes và nhà phát minh.
Barnes biết rằng anh có thể bán được Máy đọc Edison và anh nói với Edison điều đó. Edison quyết định trao cơ hội này cho Barnes. Và trên thực tế, Barnes đã thành công. Anh bán chiếc máy chạy đến mức Edison đã ký một hợp đồng cho phép anh phân phối loại máy này trên toàn quốc.
Nhờ cách hợp tác kinh doanh đó, Barnes đã trở nên giàu có, nhưng anh còn làm được một việc có ý nghĩa lớn hơn thế rất nhiều. Anh đã chứng minh rằng mọi người đều có thể trở nên giàu có nhờ cách nghĩ.
Ý định ban đầu ược trở thành người hợp tác kinh doanh với Edison của Barnes thực tế trị giá bao nhiêu tiền? Khó mà tính được một cách chính xác. Có lẽ nó mang lại cho anh hai hay ba triệu đô-la lúc bấy giờ (ba triệu đô-la vào những năm đầu của thế kỷ 20 tương đương với khoảng năm mươi triệu đô-la ở thời điểm đầu thế kỷ 21 nếu xét trên tương quan sức mua).
Nhưng số tiền ấy trở nên vô nghĩa nếu so với món tài sản lớn hơn nhiều mà Barnes nhận ược: đó là sự nhận thức rõ ràng rằng lực đẩy vô hình của tư duy có thể được chuyển hóa thành những phần thưởng vật chất qua việc áp dụng những nguyên lý đã biết.
Barnes đã thực sự luôn tâm niệm rằng mình phải trở thành người cộng tác với Edison vĩ đại! Anh cũng luôn tâm niệm rằng mình phải trở nên giàu có. Barnes khởi đầu từ con số 0. Tài sản duy nhất anh có ược là sự nhận thức rõ ràng bản thân mình muốn gì và quyết tâm theo uổi ước muốn ấy cho đến khi thành công. Nhưng chính "khối" tài sản tinh thần vô giá đó lại là thứ quan trọng nhất giúp anh đạt được những ước muốn trong cuộc đời mình.
Anh phải thành công hay là chết?
Khi Edwin C. Barnes bước xuống ga tàu hỏa ở West Orange, New Jersey, bề ngoài của anh trông có vẻ giống như một kẻ lang thang, nhưng trong trí tuệ của kẻ lang thang ấy ẩn chứa tư tưởng của một ông hoàng.
Trong lúc Barnes đi từ đường ray xe lửa đến văn phòng của Thomas A. Edison, tâm trí anh luôn hoạt động. Anh mường tượng ra cảnh mình đang ứng trước Edison. Barnes như nghe thấy anh đang yêu cầu Edison cho mình một cơ hội để thực hiện nỗi ám ảnh chi phối suốt cuộc đời, nỗi khát khao cháy bỏng ược trở thành người hợp tác kinh doanh với nhà phát minh vĩ ại.
Khát vọng của Barnes không chỉ là một niềm hy vọng, cũng không chỉ là một niềm mong ước. Đó là nỗi khát khao sôi sục chảy trong huyết quản của anh. Nỗi khát khao rõ ràng và kiên định ấy mạnh hơn bất kỳ điều gì khác.
Vài năm sau, Edwin C. Barnes lại ứng trước Edison, cũng ở trong căn phòng nơi anh đã gặp nhà phát minh lần đầu tiên. Lần này thì khát vọng của anh đã thành hiện thực. Anh trở thành người hợp tác kinh doanh với Edison. Giấc mơ chi phối cuộc đời anh đã ược hiện thực hóa.
Barnes thành công vì anh đã lựa chọn cho cuộc đời mình một mục tiêu rõ ràng, dành hết năng lượng, sức mạnh ý chí, nỗ lực cá nhân và tất cả những gì anh có để đạt bằng được mục tiêu đó.
Trong quãng thời gian 5 năm trước khi cơ hội mà Barnes tìm kiếm xuất hiện (quãng thời gian anh chỉ làm công ăn lương trong văn phòng Edison), với mọi người, anh chỉ như một bánh răng nhỏ trong guồng máy kinh doanh của Edison. Nhưng trong thâm tâm Barnes, anh luôn là đối tác của Edison và cách nghĩ ấy nung nấu từng giây từng phút ngay từ ngày đầu tiên anh làm việc ở văn phòng của Edison.
Đó là một ví dụ điển hình minh họa cho sức mạnh của một khát vọng rõ ràng và mãnh liệt. Barnes đã đạt được mục đích vì anh muốn trở thành người cộng tác kinh doanh với Edison hơn bất kỳ điều gì khác. Anh đã vạch ra một kế hoạch nhằm đạt được mục đích đó và không bao giờ lùi bước. Anh kiên định giữ vững niềm khát khao của mình cho đến khi nó trở thành một nỗi ám ảnh và cuối cùng biến thành sự thật.
Khi đến West Orange, Barnes không tự nhủ rằng: "Mình sẽ thuyết phục Edison cho mình một công việc kiểu gì cũng được", mà anh tự khẳng định với bản thân mình: "Mình sẽ gặp Edison và làm cho ông ta nhận ra rằng mình đến để cùng kinh doanh với ông".
Anh không nói rằng: "Trong trường hợp thất bại, mình sẽ tìm kiếm một cơ hội khác", mà anh nói: "Chỉ có một điều trên thế gian này mà mình quyết tâm phải đạt cho bằng được, đó là được cộng tác kinh doanh với Edison. Mình sẽ thiêu rụi tất cả những cây cầu sau lưng và đánh cuộc toàn bộ tương lai vào khả năng của bản thân để đạt được những gì mình muốn".
Anh không để lại cho mình một con đường để rút lui. Anh phải thành công, hoặc là chết!
Đó chính là lý do giải thích cho câu chuyện thành công của Barnes.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận