Kế hoạch táo bạo của AMATA ở Việt Nam sau thành phố thông minh tỷ đô
AMATA đang từng bước hiện thực hóa những kế hoạch kinh doanh đầy tham vọng tại Việt Nam.
“Tôi không xem ai là đối thủ cạnh tranh"
Bắt tay với những tập đoàn hàng đầu thế giới trong nhiều lĩnh vực kết hợp với những lợi thế có được sau hơn 30 năm phát triển khu công nghiệp ở Thái Lan, Lào và Myanmar cùng với triết lý kinh doanh “tất cả các bên cùng có lợi”, AMATA đang nhanh chóng gia tăng sự hiện diện của mình với những dự án mang tính đột phá, mà mới nhất là kế hoạch về một thành phố thực phẩm hữu cơ được bà Somhatai Panichewa, CEO AMATA VN PCL chia sẻ với TheLEADER.
Gần đây, Việt Nam đang được kỳ vọng sẽ trở thành điểm đến hàng đầu trong làn sóng di chuyển/mở rộng nhà máy ra khỏi Trung Quốc trước căng thẳng thương mại Mỹ - Trung. Là một nhà đầu tư bất động sản công nghiệp, bà nhìn nhận như thế nào về điều này?
Ý định tìm địa điểm mới ở bên ngoài cho nhà máy của các doanh nghiệp FDI hiện đang hoạt động ở Trung Quốc trên thực tế không chỉ vì chiến tranh thương mại, nhiều doanh nghiệp đã có kế hoạch mở rộng từ trước đó. Đại dịch khiến cho quá trình này được đẩy nhanh hơn.
Khi quyết định ra khỏi Trung Quốc, họ cần một nơi có khả năng kiểm soát tốt dịch bệnh, đến nơi có nhiều hiệp định thương mại tự do với nhiều ưu đãi. Đó cũng là lý do mà Việt Nam, với 16 FTA đã tham gia cho đến thời điểm hiện tại, trở thành một lựa chọn ưu tiên.
Nhưng rõ ràng là các doanh nghiệp FDI sẽ không chỉ nhìn vào những thuận lợi trước mắt, như câu chuyện kiểm soát tốt dịch bệnh, để quyết định dịch chuyển nhà máy sang Việt Nam?
Không chỉ vậy, Việt Nam là một thị trường tiềm năng với 100 triệu dân, mức sống và nhu cầu chi tiêu ngày càng tăng. Thị trường là một hấp lực lớn với nhiều nhà đầu tư. Chẳng hạn, nhiều công ty muốn đến Indonesia không phải vì chính sách mà vì thị trường. Tuy nhiên khi nói về Indonesia, logistics lại là thách thức lớn, một tiếng đồng hồ cũng không đủ để đi từ Jakarta đến sân bay.
Đó còn là các chính sách của Chính phủ Việt Nam thực sự tập trung để hướng đến những mục tiêu trọng tâm mà nổi bật là phát triển kinh tế mạnh mẽ với những mô hình mới trong đó có việc thúc đẩy nền kinh tế số. Đáng chú ý, Việt Nam có sự vào cuộc đồng bộ của các cấp chính quyền.
Được biết, vừa qua AMATA City Hạ Long đón nhà đầu tư thứ cấp đầu tiên đến khu công nghiệp Sông Khoai với dự án có tổng mức đầu tư lên đến 500 triệu USD. AMATA đã nắm bắt cơ hội này như thế nào?
Với nhà đầu tư sản xuất pin năng lượng mặt trời Jinko Solar Việt Nam, trên thực tế, đây là một sự hợp tác mà đôi bên cùng có lợi. Khu công nghiệp Sông Khoai sẽ là bước đệm để chúng tôi phát triển thành phố thông minh ở Hạ Long.
Chúng tôi cần họ để đáp ứng được nhu cầu về nguồn năng lượng thông minh, họ chính là nguồn cung ứng tấm pin năng lượng mặt trời để chúng tôi sản xuất năng lượng thông minh.
Khi dòng dịch chuyển đầu tư đổ về Việt Nam trong thời gian tới, bà đối mặt với câu chuyện cạnh tranh như thế nào trong bối cảnh có nhiều nhà đầu tư khu công nghiệp cũng không ngừng tìm kiếm cơ hội ở thị trường này?
Có thể họ cần một vị trí gần cảng vì cần nguyên liệu cũng như xuất khẩu. Có khách hàng nói không cần nguyên vật liệu nhưng cần nhiều người với chi phí thấp nên họ lựa chọn vào sâu bên trong đất liền, đó không phải là khách hàng của chúng tôi. Một số doanh nghiệp nói rằng nhà máy của họ phát thải nhiều nên cần ở xa trung tâm thành phố.
Lựa chọn ban đầu không nằm trong tay nhà phát triển khu công nghiệp mà nằm trong tay khách hàng. Khi họ đã chọn được những khu công nghiệp phù hợp thì đó là lúc chúng tôi lựa chọn xem mình có hợp với họ hay không. Nên tôi không nghĩ ai là đối thủ của mình cả, chúng tôi là những nhà đầu tư trong cùng lĩnh vực.
Dự án Amata City Biên Hoà
“Khi đổi mới sáng tạo, đừng chỉ thông minh một mình"
Là một doanh nghiệp chuyên đầu tư bất động sản công nghiệp, AMATA có gặp nhiều khó khăn trong bối cảnh Covid-19 hay không?
Ở trong khu công nghiệp, một số khách hàng của chúng tôi bị ảnh hưởng về nguồn cung ứng nguyên vật liệu, một số vấn đề về xuất khẩu…Chúng tôi cũng đã có các chương trình để hỗ trợ khách hàng của mình. May mắn là số lượng khách hàng bị ảnh hưởng cũng không nhiều.
Ở Việt Nam, khái niệm “tìm cơ trong nguy” được nhắc đến rất nhiều trong thời gian gần đây, bà nghĩ gì về điều này?
Nhưng lưu ý, đừng thông minh một mình mà hãy tổng hợp được sức mạnh của đội ngũ. Khi đó, bạn sẽ có nhiều đôi mắt để quan sát, có nhiều khối óc cùng suy nghĩ. Có như vậy mới có được sự đổi mới sáng tạo với những ý tưởng táo bạo, nhất là từ ý tưởng của những người trẻ thế hệ mới. Người trẻ yêu thích những cái hiện đại mới mẻ, yêu thích nền tảng số. Tôi đã 55 tuổi rồi, mặc dù không quá dễ cởi mở nhưng tôi luôn học hỏi những điều mới mẻ từ người khác.
Vậy cơ hội mà AMATA tìm thấy trong thách thức là gì, thưa bà, ngoài việc đón khách hàng lớn đầu tiên đến khu công nghiệp Sông Khoai?
Trong thời gian qua, AMATA đã thực hiện chuyển đổi số với những ứng dụng quản trị tốt nhất tích hợp và đồng bộ hoá các hoạt động trong công ty, từ phân tích chi phí, quản lý bán hàng, dịch vụ sau bán hàng…
Bên cạnh đó, chúng tôi tiếp tục mở rộng đến các lĩnh vực và địa điểm khác. Chúng tôi không ngừng trăn trở để tìm kiếm cơ hội tốt nhất trong đại dịch. Mọi người nói về thương mại điện tử với xu hướng chuyển dịch lên các nền tảng trực tuyến, nhưng đó là câu chuyện của ngành bán lẻ.
Bà Somhatai Panichewa, CEO AMATA VN PCL
Còn chúng tôi nhìn lại, khi đại dịch đến, thứ quan trọng nhất được người dân chú trọng là sức khỏe, tích trữ nhiều đồ ăn sạch, hữu cơ.
Dự báo dân số thế giới năm 2050 sẽ đạt khoảng 10 tỷ người. Các thảm họa đang xảy ra cùng câu chuyện đại dịch sẽ không chỉ trong một vài năm tới mà có thể diễn biến xấu hơn kể cả khi đã có vắc-xin, làm thế nào để con người có thể tăng sức đề kháng là điều quan trọng. Đó là lý do chúng tôi nghĩ về con người nhiều hơn.
Do đó, chúng tôi đã nghĩ đến việc làm thế nào để làm nên một thành phố thực phẩm sạch, hữu cơ. Và có thể trong tương lai sẽ nói về đồ ăn sẵn được nén dưới dạng những viên nhộng.
Đây vẫn chỉ đang là ý tưởng hay đã đi vào thực tế ở đâu đó mà AMATA có sự hiện diện, thưa bà?
Qua những gì AMATA đang thực thi cũng như đang lên kế hoạch triển khai, có thể nhận thấy tư duy về đổi mới sáng tạo khá rõ nét ở AMATA, xin bà chia sẻ thêm về điều này?
Chúng tôi cũng tìm cách hợp tác với các đối tác khác để thực hiện các dự án thành phố thông minh, đặc biệt là những tập đoàn công nghệ của Trung Quốc, Đài Loan... Trung quốc đi rất nhanh trong lĩnh vực đổi mới sáng tạo với những công ty khởi nghiệp kỳ lân. Chúng tôi hợp tác với họ và muốn mang đổi mới sáng tạo đến Thái lan và xây dựng thái lan thành trung tâm đổi mới sáng tạo.
Cách mà chúng tôi thực hiện đổi mới sáng tạo, như tôi đã nói, chúng tôi không làm một mình mà phải đi cùng những đối tác thông minh và học hỏi từ họ. Họ không có địa điểm tốt như chúng tôi và ngược lại, chúng tôi không có công nghệ tốt như họ. Chính vì vậy, đó là mối hợp tác đôi bên cùng có lợi. Đó là cách chúng tôi phát triển. Trong bối cảnh hiện nay, tốc độ rất quan trọng, nếu làm một mình thì chắc chắn rất chậm.
Vậy trong nội bộ nhân sự thì sao, bà khuyến khích đổi mới sáng tạo như thế nào?
Ban lãnh đạo cấp cao sẽ lắng nghe ý tưởng của họ, nghe họ trình bày cách làm và kết quả có thể đạt được. Đó là cách chúng tôi tìm những người tài với nhiều ý tưởng.
Khi tìm được rồi, chúng tôi hiểu rằng là một đội thì không có nghĩa tất cả đều giỏi. Chúng tôi cố gắng tìm ra những khoảng trống về năng lực và giúp họ lấp đầy khoảng trống đó thông qua các chương trình đào tạo, giao thêm những công việc khác nhau. Ngoài phát triển nhân tài nội bộ, chúng tôi cũng tìm kiếm nhân tài ở bên ngoài.
Trong bối cảnh bình thường mới, AMATA đang tính toán điều gì?
Kinh nghiệm mấy chục năm phát triển dự án ở Thái Lan là lợi thế của chúng tôi, những kinh nghiệm đó đang được đưa vào áp dụng ở thị trường Việt Nam, chúng tôi chọn lọc những thứ tốt nhất, thông minh nhất để làm tốt hơn, xây dựng thành phố xanh thân thiện với môi trường, và với triết lý tất cả các bên cùng có lợi.
Đồng Nai và Quảng Ninh thực sự là những địa phương chúng tôi xem là chìa khóa phát triển. Hy vọng họ có thể xây dựng được các thành phố thông minh với chính quyền thông minh.
Sau Đồng Nai và Quảng Ninh, điểm đến tiếp theo của AMATA ở Việt Nam sẽ là địa phương nào, thưa bà?
Chúng tôi đã nhận giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hồi tháng 3 năm nay và dự kiến sẽ khởi công vào tháng 6 hoặc tháng 7 năm nay.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận