Kế hoạch mua điểm Pivot trong chứng khoán như thế nào?
Hẳn chúng ta được nghe rất nhiều về điểm mua này. Nhưng các bạn đã được nghe về kế hoạch mua nó như thế nào chưa?
Như bài trước tôi đã chia sẻ, chúng ta phải có kế hoạch trước thì chúng ta mới mua đúng và chốt lời hay cắt lỗ tối ưu được.
Trước hết ta cần nắm điểm Pivot là gì?
Điểm Pivot là mức giá yêu cầu hành động hay còn gọi là điểm mua tối ưu. Nó xảy ra khi cổ phiếu tạo nên điểm phá vỡ để thiết lập đỉnh cao mới hoặc nằm dưới đỉnh cao nhất của cổ phiếu. Nó là điểm kích hoạt lệnh mua. Bạn cần mua gần điểm Pivot nhất có thể để không phải mua đuổi giá.
Kế hoạch mua như thế nào?
Giả sử ngân sách ta giải ngân là 100 triệu đồng.
Trước tiên ta cần quan sát các cổ phiếu đang tạo nền tích lũy, nền tích lũy này có thể là đi ngang...Đặc điểm của nền đi ngang siết chặt này tham gia khi có dấu hiệu của nhà tạo lập tức có một vài phiên có sự tăng giá mạnh và khối lượng tăng cao hơn gấp 2 gấp 3 trung bình 50 phiên. Sau đó giá lại giảm về nền đi ngang. Khi đó ta giải ngân 30tr cho vị trí nền này.
Tiếp tục quan sát. sau một vài phiên có sự tăng giá mạnh và cả khối lượng tăng mạnh, giá giảm về nền với khối lượng thấp. Quá trình này thường kéo dài từ 6 đến 9 tuần thậm chí 15 tuần, Thời gian càng lâu thì mức độ cô đặc của cổ phiếu càng lớn. Nhà tạo lập càng dễ kéo cổ phiếu lên cao. Chúng ta có vị thế 30% thì đợi phiên Pivot. Ở phiên Pivot này thường cổ phiếu sẽ kéo trần, Đối với cổ phiếu Penny thì trần trước 9h30. Đối với Midcap thì trường trước 10h30. Nhóm ngân hàng thì sau 11h hoặc đầu phiên chiều. Chúng ta tùy vào nhóm nào mà canh thời gian quan sát. Thực hiện các bước như sau:
Bước 1: Khi cổ phiếu tăng 2-3% , khối lượng đạt 80% trung bình 50 phiên
Bước 2: Chúng ta mua tiếp 50%. Và cổ phiếu tăng 5-6% khối lượng đạt gấp 1,5 lần trung bình 50 phiên trở lên
Bước 3: Chúng ta mua nốt 20% số tiền.
Tất nhiên nếu không đạt các tiêu chí trên thì chưa hẳn đã là phiên Pivot. Phiên Pivot chỉ khi qua rồi chúng ta mới biết đó là Pivot, nhưng chúng ta cũng sẽ đặt cược thêm 50% nếu cổ phiếu tăng ở bước 1 .
Như ví dụ ta quan sát MWG. Ở lần giảm đầu tiền 10%. chúng ta quan sát. Lần thứ 2 là 5% chúng ta quan sát cổ phiếu bắt đầu có sự cạn kiệt khối lượng hay gọi là cạn cung và xiết chặt về giá, đây là mẫu hình biên độ thu hẹp và thường hay xảy ra ở thị trường chứng khoán. Chúng ta mua 30% ở nền. Đợi phiên Pivot chúng ta mua. MWG là cổ phiếu Bluechip do đó để trần được rất khó. Tuy nhiên về khối lượng cũng đã đạt nên chúng ta có thể giải ngân nốt 20% vào cuối phiên. hoặc phiên sau nếu tăng tiếp chúng ta mua nốt. Như vậy chúng ta trung bình giá lên sẽ an toàn và không bị tâm lý .
#Diempivot
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận