Japex và lời giải cho bài toán cung cấp LNG phía Bắc
Việc công ty Japex của Nhật Bản đã ký kết xây dựng một khu cảng khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) ở Hải Phòng, liệu có phải là lời giải cho các dự án cung cấp LNG tại phía Bắc Việt Nam?
Dự án bến cảng LNG ở Hải Phòng
Mới đây, công ty Japan Petroleum Exploration (Japex) của Nhật bản đã ký kết xây dựng một khu cảng khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) ở Hải Phòng.
Theo đó, dự án khu cảng LNG đã được lên phương án xây dựng tại Khu công nghiệp Nam Đình Vũ ở Hải Phòng, cũng như việc mua sắm, lưu trữ và cung cấp LNG. Dự án này bao gồm cả nhà ga LNG miền Bắc Việt Nam, đã được Chính phủ phê duyệt như một phần của quy hoạch tổng thể phát triển ngành công nghiệp khí.
Trước đó vào ngày 28/12/2021, công ty đã ký hợp đồng mua cổ phần Công ty cổ phần Iteco, một doanh nghiệp có trụ sở chính tại TP.HCM để triển khai dự án. Và để phù hợp với tiến độ của dự án, công ty Iteco hiện đang tiến hành các cuộc thảo luận về mua sắm LNG cũng như bao tiêu và phân phối.
Theo Japex cho biết, giai đoạn đầu của quá trình phát triển, sẽ xây dựng một bể chứa LNG 50.000 mét khối và các công trình cầu cảng liên quan có khả năng xử lý khối lượng thông qua lên tới 650.000 tấn LNG hàng năm.
Bên cạnh đó, công ty cũng cho biết thêm rằng họ đang làm việc để đưa ra quyết định đầu tư cuối cùng vào dự án trong nửa cuối năm nay. Một bể chứa LNG bổ sung có dung tích 30.000 mét khối đã được lên kế hoạch cho nửa sau của năm 2020 như một sự phát triển mở rộng. Các công trình sẽ được xây dựng trong dự án dự kiến sẽ đi vào hoạt động thương mại vào năm 2025.
Vào tháng 9 năm ngoái, Bộ trưởng Bộ Công Thương Việt Nam, ông Nguyễn Hồng Diên đã cho biết, Việt Nam sẽ bắt đầu nhập khẩu lô hàng LNG đầu tiên trong năm nay như một phần của kế hoạch dài hạn nhằm duy trì nguồn cung cấp khí đốt tự nhiên ổn định và đáp ứng nhu cầu năng lượng ngày càng tăng.
“Với mục tiêu bắt đầu nhập khẩu LNG vào năm 2022, nhu cầu nhập khẩu sẽ tăng lên khoảng 5 triệu tấn LNG vào năm 2025, 10 triệu tấn vào năm 2030 và 15 triệu tấn vào năm 2035”, Bộ trưởng cho biết trong một bài phát biểu trước Hội nghị người tiêu dùng và sản xuất LNG lần thứ 10 do Nhật Bản đăng cai vào ngày 5 tháng 10 năm 2021.
Lời giải cho bài toán cung cấp LNG tại miền Bắc?
Hiện tại, việc tìm kiếm nguồn điện sạch, thời gian hoạt động dài, ổn định đang trở thành mối quan tâm của ngành điện Việt Nam khi phải đối mặt với yêu cầu vừa đảm bảo cấp điện ổn định, vừa không gây ô nhiễm môi trường.
Việt Nam đang chứng kiến sự đổ bộ mạnh mẽ vào lĩnh vực điện từ khí LNG sau các làn sóng đầu tư đổ bộ vào điện mặt trời, điện gió trong hơn 2 năm qua. Nhiều dự báo cho thấy, Việt Nam có thể sẽ trở thành một trong những thị trường nhập khẩu LNG hứa hẹn nhất ở châu Á.
Rất nhiều nhà đầu tư trong nước và quốc tế đã bày tỏ nguyện vọng theo đuổi các dự án tại Việt Nam. Họ được khích lệ bởi những thay đổi trong tư duy quản lý của Chính phủ (không còn coi nhiệt điện than là trọng tâm của hệ thống điện) và sự tăng trưởng thần tốc của năng lượng tái tạo trong cơ cấu nguồn điện Việt Nam trong những năm gần đây.
Theo nhận xét từ Viện Kinh tế Năng lượng và Phân tích tài năng chính (IEEFA) cho biết: “Dường như chưa bao giờ ngành điện Việt Nam lại được chứng kiến một làn sóng các nhà đầu tư bày tỏ quan tâm đến các dự án LNG đến vậy”.
Nhưng, việc đầu tư dàn trải, đua nhau có dự án điện khí LNG tại nhiều địa phương cũng được cho là cần xem xét ở quy mô tổng thể.
Theo một báo cáo của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, có đến 24 dự án điện khí LNG được ghi trong Dự thảo Quy hoạch điện VIII, mà nếu được thông qua sẽ dẫn tới tình trạng kho cảng nhập LNG và tái hóa khí xuất hiện phủ kín dọc theo suốt chiều dài bờ biển Việt Nam theo cùng một cấu hình “một trung tâm điện lực (nhà máy điện) + một kho cảng nhập LNG và tái hóa khí”.
Dự án của Japex tại Hải Phòng liệu có phải là lời giải cho bài toán tối ưu chi phí?
Trong khi đó, tại các quốc gia trên thế giới, họ lại đang phát triển các cụm nhà máy điện sử dụng LNG với cảng tiếp nhận LNG có công suất lớn để tối ưu chi phí phát triển hạ tầng đường ống dẫn khí giữa cảng và các nhà máy điện. Theo đó, kho cảng phải có mức công suất 6 triệu tấn LNG/năm trở lên mới được cho là tối ưu hệ thống và giảm giá thành điện.
Với dự án của Japex tại Hải Phòng, giai đoạn đầu của quá trình phát triển sẽ xây dựng một bể chứa LNG 50.000 mét khối và các công trình cầu cảng liên quan có khả năng xử lý khối lượng thông qua lên tới 650.000 tấn LNG/năm. Có nghĩa là, dự án này có thể chỉ là một phần của lời giải cho bài toán cung cấp LNG cho miền Bắc Việt Nam…
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận