IMF: Vắc xin Covid-19 có thể giúp GDP toàn cầu tăng thêm 9.000 tỷ USD vào năm 2025
Nền kinh tế toàn cầu có thể tăng thêm 9.000 tỷ USD vào năm 2025 và phục hồi nhanh hơn hậu Covid-19 với sự hợp tác quốc tế nhiều hơn về vắc xin trên toàn cầu.
Đó là đánh giá của bà Kristina Georgieva, Giám đốc điều hành IMF.
“Tiến bộ nhanh hơn về các giải pháp y tế có thể đẩy nhanh quá trình phục hồi, điều này có thể giúp GDP toàn cầu tăng thêm gần 9.000 tỷ USD vào năm 2025”, bà Kristina Georgieva cho biết tại cuộc họp ủy ban hôm thứ Năm (15/10).
Bà Georgieva cũng nói thêm rằng điều này có thể giúp thu hẹp khoảng cách giữa các nước nghèo giàu và nghèo.
IMF cho biết trong báo cáo triển vọng mới nhất trong tuần này, GDP thế giới sẽ giảm 4,4% vào năm 2020.
Trong khi điều này tốt hơn một chút so với dự đoán trước đó của IMF về mức giảm 4,9%. IMF cho biết, nền kinh tế toàn cầu phải mất một thời gian rất dài mới có thể phục hồi hoàn toàn và hạ dự báo tăng trưởng cho năm 2021 xuống 5,2% từ 5,4% như mức dự báo trước đó.
Bà Georgieva cho biết, nợ công toàn cầu dự kiến sẽ tăng lên mức cao kỷ lục 100% GDP vào năm 2021, chủ yếu do các quốc gia cần tăng cường chi tiêu để chống lại Covid-19 và đảm bảo sự phục hồi kinh tế.
Theo Viện Tài chính Quốc tế, nợ toàn cầu trên tất cả các lĩnh vực đã tăng lên mức cao kỷ lục hơn 255.000 tỷ USD vào cuối năm 2019 và nợ toàn cầu hiện cao hơn ít nhất 87.000 tỷ USD so với thời điểm bắt đầu cuộc khủng hoảng tài chính.
Bà Georgieva đã kêu gọi hành động khẩn cấp đặc biệt đối với các quốc gia có thu nhập thấp đang chứng kiến gánh nặng nợ nần vốn đã khá lớn của họ lại tiếp tục tăng mạnh trong năm nay.
Theo Ngân hàng Thế giới (WB), nợ ở các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển đã tăng lên mức kỷ lục 55.000 tỷ USD vào cuối năm 2019. Bà Georgieva cho biết các biện pháp tiếp theo như tư nhân hóa nhiều hơn có thể giúp giảm con số này.
G20 đã gia hạn Sáng kiến hoãn thanh toán nợ (DSSI) trong tuần này thêm ít nhất 6 tháng nữa kể từ cuối năm 2020.
DSSI được thông qua vào tháng 4 là một nỗ lực chung giữa WB và IMF nhằm cho phép các nước nghèo hơn tạm dừng một số khoản trả nợ để giúp họ vượt qua đại dịch.
IMF cũng nhấn mạnh nhu cầu tiếp cận công bằng và hợp lý đối với vắc xin Covid-19 như một phương tiện để bảo vệ nền kinh tế khỏi những thiệt hại lâu dài hơn.
Bà Georgieva cũng nói với CNBC rằng, Mỹ sẽ thông qua một gói kích thích tài khóa khác, bất chấp tình trạng bế tắc vẫn tồn tại ở Washington về quy mô và bản chất của một loạt biện pháp mới kể từ tháng 7.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận