menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Ly Na

IMF: Châu Á cần giảm phụ thuộc vào FED

Theo ông Krishna Srinivasan, Giám đốc Bộ phận châu Á và Thái Bình Dương của IMF, các NHTW không nên gắn chặt các quyết định chính sách của họ với các động thái dự kiến của FED.

Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF đã thúc giục các ngân hàng trung ương châu Á tránh gắn chặt các quyết định chính sách của họ với các động thái dự kiến ​​của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED).

Kỳ vọng giảm dần về việc cắt giảm lãi suất của FED đã thúc đẩy đồng USD tăng giá ổn định, khiến nhiều đồng tiền ở châu Á như đồng yên Nhật, đồng won Hàn Quốc... giảm mạnh.

Theo ông Krishna Srinivasan, Giám đốc Bộ phận châu Á và Thái Bình Dương của IMF, lãi suất của Mỹ có tác động mạnh mẽ và tức thời đến tình hình tài chính và tỷ giá hối đoái của châu Á. "Chúng tôi khuyến nghị các ngân hàng trung ương châu Á tập trung vào vấn đề lạm phát trong nước và tránh đưa ra quyết định chính sách phụ thuộc quá nhiều vào các động thái dự kiến của FED. Nếu các ngân hàng trung ương theo dõi FED quá chặt chẽ, họ có thể làm suy yếu sự ổn định giá cả ở chính quốc gia của họ", ông Krishna Srinivasan nhấn mạnh.

Những nhận xét này nhấn mạnh tình thế tiến thoái lưỡng nan mà một số ngân hàng trung ương châu Á phải đối mặt khi những biến động gần đây của thị trường tiền tệ liên quan đến chính sách tiền tệ của FED đang làm phức tạp thêm con đường chính sách của họ.

Hiện nay, các nhà quan sát thị trường đang ngóng chờ kết quả cuộc họp chích sách của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED). Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang New York John Williams cho biết rằng tình hình kinh tế mạnh mẽ của Mỹ đồng nghĩa với việc không có lý do cấp bách nào để cắt giảm lãi suất ngay lập tức. Nhiều quốc gia châu Á đã chứng kiến đồng tiền của họ mất giá so với đồng USD, phản ánh sự chênh lệch lãi suất với Hoa Kỳ.

Tuy nhiên, tại Đông Nam Á, với áp lực lạm phát ít nghiêm trọng hơn so với các nền kinh tế phát triển như Mỹ và châu Âu, các ngân hàng trung ương trong khu vực có thể kiểm soát áp lực giá cả bằng cách tăng lãi suất ở mức thấp hơn.

Hiện các ngân hàng trung ương đang chuẩn bị tiến hành những cuộc họp quan trọng. Dự kiến, Ngân hàng trung ương Thái Lan (BoT) sẽ tổ chức cuộc họp quyết định lãi suất ngay trước thềm cuộc họp của FED. Có nhiều dự đoán rằng BoT sẽ giảm lãi suất.

Trong khi đó, Ngân hàng trung ương Philippines (BSP) có thể linh hoạt giảm lãi suất trước FED nhằm hỗ trợ đà tăng trưởng đang yếu đi mà không có quá lo ngại về sự ổn định tiền tệ. Mặt khác, nhiều ý kiến cho rằng Malaysia có đủ khả năng để giữ nguyên chính sách tiền tệ vào thời điểm hiện tại.

Indonesia, Thái Lan, Philippines và Malaysia hiện có mức độ độc lập về chính sách tiền tệ cao hơn vì cán cân thanh toán quốc tế của họ vững chắc hơn so với các giai đoạn trước.

Indonesia có thặng dư tài khoản vãng lai lên tới 1% GDP vào năm 2022 và ghi nhận mức thâm hụt nhỏ chỉ 0,1% GDP vào năm ngoái, trong bối cảnh xuất khẩu các mặt hàng chủ chốt bùng nổ. Thái Lan cũng trở lại mốc thặng dư cán cân tài khoản vãng lai 1,4% GDP vào năm 2023, sau khi thâm hụt trong hai năm liên tiếp kể từ năm 2020.

Malaysia đã đạt thặng dư tài khoản vãng lai ổn định ngay cả trước khi xảy ra đại dịch. Thặng dư của quốc gia này đã giảm từ 3,1% GDP vào năm 2022 xuống còn 1,2% vào năm 2023, nhưng các chuyên gia dự kiến sẽ tăng lên 2% trong năm nay.

Trong khi đó, sau COVID-19, thâm hụt tài khoản vãng lai của Philippines đã thu hẹp đáng kể từ 4,4% GDP vào năm 2022 xuống chỉ còn 1,3% vào năm ngoái.

Việc đạt được những cột mốc này là nhờ những thay đổi lớn về mặt cấu trúc trong mỗi nền kinh tế, bao gồm các bước để nâng cao năng suất lao động và khả năng cạnh tranh, cải thiện hoạt động giám sát khu vực tài chính và nỗ lực minh bạch thị trường vốn.

Khi thế giới bước vào chu kỳ nới lỏng tiền tệ, các nền kinh tế Đông Nam Á có thể nới lỏng sớm hơn hoặc nhiều hơn. Với sự ổn định tài chính được cải thiện, các nền kinh tế trong khu vực giờ đây linh hoạt hơn trong việc điều chỉnh lãi suất để tối ưu sự cân bằng tăng trưởng và lạm phát trong nước. Do đó, theo nhiều chuyên gia, các ngân hàng trung ương ở châu Á có thể sẽ không cần phải theo sát FED để quyết định chính sách tiền tệ của mình.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Mã liên quan
Giá
Biểu đồ

25473.00

(0.00%)

Biểu đồ mã USD/VND

162.30

(0.00%)

Biểu đồ mã JPY/VND
Xem thêm Xem thêm
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả