IMF cảnh báo chính phủ nhiều nước không sai lầm về chính sách
Khi mà căng thẳng thương mại vẫn còn tồn tại, chưa thể biết định hướng chính sách tiền tệ sẽ thế nào, kinh tế Trung Quốc tăng trưởng ra sao, các nhà hoạch định chính sách không nên gây ra điều gì tồi tệ.
Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) cảnh báo chính phủ các nước không nên gây ra nhiều xáo trộn khi chiến tranh thương mại và nhiều sự gián đoạn ở thời điểm mà kinh tế toàn cầu vốn đang trải qua giai đoạn khó khăn.
Theo Bloomberg, phó giám đốc thường trực điều hành của IMF, ông David Lipton, nhận xét: “Chúng tôi nhìn thấy nhiều rủi ro đi xuống, điều đó đồng nghĩa với việc sẽ cần phải vô cùng thận trọng. Khi mà căng thẳng thương mại vẫn còn tồn tại, việc người ta chưa thể biết định hướng chính sách tiền tệ sẽ thế nào, không biết kinh tế Trung Quốc tăng trưởng ra sao, đã đến lúc cần đảm bảo rằng các nhà hoạch định chính sách không gây ra điều gì tồi tệ”.
Ông hối thúc Mỹ và nhiều nước khác giải quyết xung đột thương mại – rủi ro đi xuống quan trọng mà IMF không ngừng cảnh báo kể từ khi Tổng thống Mỹ Donald Trump bắt đầu tăng thuế với hàng Trung Quốc từ năm ngoái.
Rủi ro sai lầm chính trị đang ám ảnh kinh tế toàn cầu trong bối cảnh thương mại tự do đã giúp vực dậy chính phủ nhiều nước. Trong tuần này, IMF đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2019 xuống mức thấp nhất tính từ khủng hoảng tài chính toàn cầu cách đây 1 thập kỷ. Tình trạng tại phần lớn các nền kinh tế phát triển đang xấu đi.
Mỹ và Trung Quốc hiện đang có nhiều cuộc đối thoại hướng đến việc chấm dứt 9 tháng chiến tranh thương mại. Ngay cả nếu họ có thể đi đến được một thỏa thuận, thỏa thuận thương mại giữa hai cường quốc cũng sẽ có nhiều tác động không mong muốn khi mà Trung Quốc cam kết mua hàng Mỹ và giảm mua hàng của nhiều nước khác trong châu Á, theo người đứng đầu của IMF khu vực châu Á – Thái Bình Dương, ông Changyong Rhee, cảnh báo.
Ngoài ra cũng có rủi ro nhiều vấn đề khác bùng phát trong bối cảnh chiến tranh thương mại. Liên minh châu Âu (EU) đang tính đến tăng thuế với 10,2 tỷ euro tương đương 11,5 tỷ USD hàng hóa từ Mỹ để trả đũa Mỹ.
Trước đó, Mỹ đã đe dọa đánh thuế cao hơn với khoảng 11 tỷ USD hàng hóa châu Âu, áp với nhiều loại sản phẩm, từ máy bay trực thăng cho đến pho mát để ứng phó với việc châu Âu trợ cấp cho Airbus SE.
Tại châu Âu, người ta có thể thấy rõ sự suy yếu tại Đức và Italy.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận