24HMoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
menu
Ngọc Linh Vũ Lê Pro
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

IEA và OPEC: hai tổ chức lớn nhìn nhận thế nào về cán cân cung- cầu dầu thô thế giới?

Một loạt các dự báo tiêu cực về triển vọng tiêu thụ làm lu mờ những lo ngại về nguồn cung, ngay cả trong giai đoạn mùa đông cao điểm. Sức ép từ phía tiêu thụ vẫn luôn là lực cản lớn với giá dầu, tuy nhiên trong tuần này những yếu tố này được cụ thể hóa hơn trong hai báo cáo tháng quan trọng của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA).

❗️Bức tranh tiêu thụ ngày càng nhiều gam màu tối

Cả hai cơ quan đều có cùng quan điểm về việc triển vọng tiêu thụ dầu sẽ kém đi rất nhiều từ quý IV của năm nay. Cụ thể, IEA cắt giảm ước tính tiêu thụ thấp hơn 240.000 thùng/ngày so với cùng kỳ năm trước, còn OPEC cũng hạ dự báo tiêu thụ dầu toàn cầu của 3 tháng cuối năm nay còn 101.25 triệu thùng/ngày, thấp hơn 390.000 thùng/ngày so với báo cáo tháng 10.

Những rủi ro vĩ mô và mang tính hệ thống như cuộc khủng hoảng năng lượng ở Châu Âu, nền kinh tế Trung Quốc đang suy yếu vì vật lộn với dịch Covid-19 và đồng USD mạnh hơn vẫn không ngừng gây sức ép lên thị trường dầu thô. Lạm phát Mỹ đã có dấu hiệu hạ nhiệt trong tháng 10 khi mà cả chỉ số giá tiêu dùng (CPI) và chỉ số giá sản xuất (PPI) đều có mức tăng thấp hơn so với dự báo.

IEA và OPEC: hai tổ chức lớn nhìn nhận thế nào về cán cân cung- cầu dầu thô thế giới?

Mặc dù áp lực lạm phát đã giảm bớt, nhưng giới phân tích vẫn tỏ ra thận trọng và chưa tin rằng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ ngừng tăng lãi suất. Khảo sát quản lý quỹ mới nhất của Ngân hàng Đầu tư Bank of America cho thấy có 92% người tham gia khảo sát đang kỳ vọng nền kinh tế Mỹ sẽ rơi vào tình trạng đình trệ khi tăng trưởng kinh tế chậm lại còn lạm phát sẽ tiếp tục gia tăng.

❗️Quan điểm về cân bằng Cung - Cầu phân hóa nhẹ giữa IEA và OPEC

Mây mù tiếp tục che mờ triển vọng tiêu thụ trong khi những yếu tố về nguồn cung cũng không mang lại quá nhiều sự hỗ trợ tích cực với giá dầu.

Báo cáo của OPEC chỉ ra rằng thị trường thế giới đã ở trong trạng thái thặng dư trong phần lớn thời gian của năm nay, với nguồn cung dư thừa hàng ngày tăng vọt lên 1.1 triệu thùng trong quý trước. OPEC dự kiến rằng họ sẽ cần bơm trung bình 28.92 triệu thùng/ ngày để đáp ứng nhu cầu trong quý IV.

Mặc dù con số này ít hơn khoảng 574.000 thùng mỗi ngày so với sản lượng của 13 thành viên trong tháng 10, nhưng phần thặng dư có thể biến thành thâm hụt khi nhóm thực hiện các lệnh cắt giảm của họ.

Về phía báo cáo của IEA, tổ chức này kỳ vọng thị trường dầu vẫn ở trong trạng thái cân bằng trong các tháng mùa đông sắp tới, bất chấp việc dự trữ của các quốc gia OECD giảm xuống mức thấp nhất kể từ năm 2004. Tồn kho của OECD đã giảm xuống dưới 4 tỷ thùng lần đầu tiên sau 18 năm, giảm 177 triệu thùng trong năm nay khi Mỹ và các quốc gia sử dụng tới kho dự trữ chiến lược để kiểm soát giá nhiên liệu.

IEA và OPEC: hai tổ chức lớn nhìn nhận thế nào về cán cân cung- cầu dầu thô thế giới?

Xuất khẩu dầu của Nga đã tăng 165.000 thùng/ngày lên mức 7.7 triệu thùng/ngày trong tháng 10 và xuất khẩu dầu thô sang EU là 1.5 triệu thùng/ngày, thấp hơn 1 triệu thùng/ngày so với mức trước chiến tranh.

Tuy nhiên, lệnh cấm vận sắp tới của EU đối với việc nhập khẩu sản phẩm dầu và dầu thô của Nga cùng với lệnh cấm đối với các dịch vụ vận tải biển sẽ gây thêm áp lực lên cán cân cung cầu dầu toàn cầu. Đặc biệt là nguồn cung dầu diesel vốn đang rất thắt chặt thời gian gần đây.

Nhiều nhà phân tích đang kỳ vọng về việc áp giá trần với dầu thô của Nga sẽ giảm bớt căng thẳng. Dù EU đã cố gắng cắt giảm nhập khẩu dầu thô và các sản phẩm của Nga, nhưng sẽ không dễ dàng để bù đắp khoảng trống 2 triệu thùng/ngày dầu thô và các sản phẩm mà Nga bỏ lại.

Hiện giá dầu WTI vẫn đang duy trì xung quanh mức 85 USD/thùng và là mức giá nằm giữa mong muốn của Tổng thống Biden – 75 USD và mức giá kỳ vọng của OPEC là 100 USD.

Hiện chưa có bất kỳ chất xúc tác nào đủ mạnh để khiến cho giá dầu thực sự thoát khỏi trạng thái đi ngang. Nhiều khả năng nhà đầu tư sẽ cần chờ đợi nhiều tin tức mới, đặc biệt là từ phía thị trường Trung Quốc, bởi đây vẫn là nhà nhập khẩu lớn nhất trên thế giới. Bất kỳ động thái thay đổi chính sách nào của nước này cũng có khả năng mang lại ảnh hưởng đáng kể đến giá dầu.

-------------------------------------------

Công ty CP giao dịch hàng hóa TP Hồ Chí Minh - HCT

https://hct.vn/motk?mid=01201338

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Mã chứng khoán liên quan bài viết
71.25 +1.15 (+1.64%)
prev
next

Từ khóa liên quan

Bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề

Theo dõi người đăng bài

Ngọc Linh Vũ Lê Pro

Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY

Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả