ICAEW: Kinh tế Việt Nam tăng trưởng nhanh nhất Đông Nam Á
Việt Nam vẫn trở thành nền kinh tế phát triển nhanh nhất ở Đông Nam Á dù được dự báo sẽ giảm xuống còn 6,7%.
Có thể thấy,Việt Nam không bị cuốn vào xu hướnggiảm xuất khẩu chung trong khu vựcmặc dù mức tăng trưởng có giảm so với năm ngoái. Trong khi xuất khẩu tại các nền kinh tế ĐNA còn lại đã ghi nhận sự sụt giảm mạnh, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam tính theo đô la Mỹ cao hơn 10,4% so với tháng Tư năm ngoái. Điều này vẫn đánh dấu sự sụt giảm so với mức tăng trưởng 13,3% được ghi nhận trong năm 2018.
Theo báo cáo Tiêu điểm kinh tế toàn khu vực Đông Nam Á mới nhất của ICAEW, động lực kinh tế được điều tiết đạt mức 6,8% so với cùng kỳ trong quý đầu tiên của năm 2019, dưới mức tăng 7,3% trong GDP quý 4/2018. Cơ sở tăng trưởng trong quý là thế mạnh liên tục trong lĩnh vực sản xuất, hoạt động ổn định của ngành dịch vụ và tăng sản lượng nông nghiệp.
Trong đó, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và sản xuất vẫn là động lực đáng kể thúc đẩy tăng trưởng của Việt Nam. Số liệu của cơ quan quản lý đầu tư nước ngoài cho thấy, vốn đầu tư nước ngoài đã giải ngân tăng 9,8% so với cùng kỳ năm ngoái, lên mức cao nhất 3 năm là 2,6 tỷ USD trong hai tháng đầu năm 2019. Ngành sản xuất và chế biến thu hút nhiều sự quan tâm nhất từ các nhà đầu tư ngoại.
Dòng vốn FDI sẽ vẫn mạnh trong trung hạn do Việt Nam lợi thế về lương lao động chưa cao, cơ sở hạ tầng của Việt Nam cũng đang được cải thiện và sự tham gia của Việt Nam vào các hiệp định thương mại, đáng chú ý là một phần của ASEAN, và các chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng rất thuận lợi.
Nhu cầu trong nước sẽ tiếp tục duy trì mạnh trong suốt năm 2019-2020 với chi tiêu hộ gia đình vẫn ổn định trong bối cảnh lạm phát ổn định và thu nhập tăng, trong khi du lịch bền vững sẽ hỗ trợ ngành dịch vụ.
"Nhìn chung, GDP Việt Nam được dự báo sẽ tăng 6,7% trong năm nay, với tăng khiêm tốn trong giai đoạn 2020-2021 ở mức 6,1%/năm"- ICAEW nhận định.
Mặc dù xuất khẩu tăng, động lực kinh tế dự kiến sẽ có xu hướng thấp hơn do nhu cầu nhập khẩu của Trung Quốc giảm bớt và chủ nghĩa bảo hộ thương mại gia tăng. Trong khi chuyển hướng thương mại từ sự gia tăng căng thẳng thương mại Mỹ-Trung có thể tạm thời có lợi cho Việt Nam.
Bên cạnh đó, Việt Nam vẫn phải đối mặt với những thách thức không nhỏ đến từ nội tại của nền kinh tế. Các động lực chính cho tăng trưởng vẫn chưa thực sự mạnh mẽ, trong khi dư địa nới lỏng chính sách tiền tệ và tài khóa để thúc đẩy tăng trưởng còn hạn chế.
Thị trường lao động cũng đối mặt với nhiều thách thức về nguy cơ dư thừa lao động có kỹ năng và trình độ thấp. Xu hướng đô thị hóa với sự di cư của người dân ra thành phố đang tạo nên sức ép về hạ tầng, môi trường và an sinh xã hội, già hóa dân số với tốc độ nhanh chóng tạo áp lực lớn lên hệ thống an sinh xã hội ở Việt Nam. Chênh lệch giàu nghèo có xu hướng gia tăng, đặc biệt ở khu vực nông thôn.
Cùng với những thách thức địa chính trị như chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, việc tham gia các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới cũng đòi hỏi yêu cầu cao hơn và phải thực hiện đầy đủ các cam kết quốc tế,cuộc cách mạng khoa học 4.0 buộc các nước phải có những điều chỉnh trong chính sách phát triển kinh tế... Việt Nam đang đứng trước những thách thức không hề nhỏ để giữ vững đà tăng trưởng trong 6 tháng cuối năm.
Bà Sian Fenner, Cố vấn kinh tế của ICAEW và Trưởng nhóm nghiên cứu kinh tế Châu Á- Oxford Economics dự đoán xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế nói chung sẽ tiếp tục chịu áp lực hơn nữa, vì sự căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc khó có thể sớm giảm bớt.
FDI và sản xuất hàng hóa dự kiến sẽ vẫn là động lực đáng kể thúc đẩy tăng trưởng. Theo Cơ quan Đầu tư nước ngoài, vốn đầu tư nước ngoài đã giải ngân tăng 9,8% so với cùng kỳ năm ngoái, lên mức cao nhất 3 năm là 2,6 tỷ USD trong hai tháng đầu năm 2019, với ngành sản xuất và chế biến thu hút nhiều sự quan tâm nhất từ các nhà đầu tư nước ngoài.
Cụ thể, dòng vốn FDI sẽ vẫn mạnh trong trung hạn do Việt Nam gần với Trung Quốc và động lực về lao động khả quan với mức lương tương đối thấp. Các số liệu về cơ sở hạ tầng của Việt Nam cũng đang được cải thiện và sự tham gia của Việt Nam vào các hiệp định thương mại, đáng chú ý là một phần của ASEAN, và các chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng rất thuận lợi.
"Với khối lượng xuất khẩu đã giảm kể từ đầu năm, bất kỳ sự gia tăng căng thẳng thương mại nào giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới có thể sẽ làm kéo lùi sự tăng trưởng của khu vực nói chung", bà nhận định.
Cùng với đó, các chuyên gia của ICAEW cũng cho rằng,Việt Nam nên thực hiện các biện pháp để tiếp tục duy trì vốn FDI như cải cách cơ cấu để cải thiện khả năng kinh doanh của các doanh nghiệp trong nước, cũng như đảm bảo giáo dục và đào tạo đầy đủ để tăng khả năng mở rộng sản xuất.
Nhu cầu trong nước sẽ tiếp tục duy trì mạnh trong suốt năm 2019-2020 với chi tiêu hộ gia đình vẫn ổn định trong bối cảnh lạm phát ổn định và thu nhập tăng, trong khi du lịch bền vững sẽ hỗ trợ ngành dịch vụ. Nhìn chung, GDP Việt Nam được dự báo sẽ tăng 6,7% trong năm nay, với tăng khiêm tốn trong giai đoạn 2020-2021 ở mức 6,1% / năm.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận