Ì ạch cải tạo chung cư cũ: Những chính sách đặc thù
Đảm bảo lợi ích doanh nghiệp, người dân và quy hoạch đang là những vấn đề nan giải đối với việc cải tạo chung cư cũ, nhiều doanh nghiệp đề xuất xem xét cơ chế đặc thù để đảm bảo lợi ích các bên.
Khu tập thể Thanh Xuân từng được Vinaconex đưa ra 2 phương án cải tạo gồm 6 tòa chung cư với chiều cao từ 35-50 tầng
Cơ chế đặc thù về đền bù, cơ cấu vốn
Là một trong những nhà đầu tư tham gia cải tạo và xây dựng mới chung cư cũ Hà Nội từ năm 2016 đến nay, ông Bùi Khắc Sơn - Chủ tịch HĐQT CTCP Đầu tư và Xây dựng Xuân Mai cho rằng, để khơi thông dòng vốn cho cải tạo trên 1.500 chung cư cũ trên địa bàn Hà Nội cần xem xét các khía cạnh:
Khu chung cư cũ Kim Liên đang chờ được cải tạo
Đồng quan điểm, với trường hợp tại TP.HCM, cũng là một thành phố với khá nhiều chung cư cũ đang “chờ” được cải tạo, ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM cũng cho rằng, nên sửa đổi bổ sung Nghị định 101/2015/NĐ-CP để giải quyết chính sách tín dụng ưu đãi tương tự nhà ở xã hội, đối với phần diện tích chênh lệch lớn hơn diện tích được hoán đổi cho người tái định cư, kể cả trường hợp hộ khẩu ghép được mua nhà tái định cư nếu đáp ứng tiêu chuẩn đối tượng chính sách nhà ở xã hội. Việc này sẽ thúc đẩy ý kiến tán thành cải tạo và là phương án hỗ trợ cho những hộ dân không đủ điều kiện để chuyển đi hay thanh toán một lần khoản tiền cho diện tích chênh lệch sau cải tạo.
Bên cạnh đó, để hỗ trợ doanh nghiệp cải tạo chung cư cũ, HoREA cũng cho rằng cần bổ sung "Chỉ tiêu quy hoạch về dân số" vào Nghị định 101/2015/NĐ-CP theo hướng tạo điều kiện cho nhà đầu tư dự án xây dựng lại chung cư cũ, vừa đảm bảo đủ quỹ nhà để thực hiện tái định cư tại chỗ, kể cả tái định cư các hộ khẩu ghép, vừa có thêm căn hộ để bán kinh doanh, thu hồi vốn và có lãi hợp lý.
Đảm bảo chỉ tiêu quy hoạch và dân số
Đồng quan điểm về việc hài hòa lợi ích giữa người dân, doanh nghiệp và địa phương tuy nhiên, theo TS.KTS Đào Ngọc Nghiêm - Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch Phát triển Đô thị Việt Nam các TP nên xem xét việc có thể ưu đãi hoặc cấp quỹ đất cho chủ đầu tư dự án ở nơi khác thích hợp hơn như tại ngoại thành. Khi đó sẽ giải quyết được vấn đề quy hoạch chung.
“Đơn cử như trường hợp cải tạo tại khu chung cư cũ Kim Liên, Hà Nội đã cấp đất cho chủ đầu tư để đảm bảo lợi ích ở các khu khác ở Mỹ Đình, Long Biên với chính sách ưu đãi giảm thuế đất. Đây có thể là mô hình nên xem xét để nhân rộng” – ông Nghiêm lấy ví dụ.
Bên cạnh đó, KTS Đào Ngọc Nghiêm cũng cho rằng cần có cơ chế chính sách tái định cư phù hợp bởi như với Hà Nội đặt mục tiêu phải giảm dân số trong nội đô nhưng lại thực hiện quy định chung là đền bù tái định cư bằng1,5-2 lần diện tích hiện có. Nếu diện tích căn hộ tăng lên tất yếu người dân muốn tái định cư tại chỗ, do đó nên có sự điều tra, xác định chính sách cụ thể cho từng khu vực về số tầng cao, số căn hộ và quy mô dân số.
Tuy nhiên, ông Nghiêm cũng khẳng định, với những cơ chế đặc thù nào cũng cần phải tuân thủ quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Quy hoạch xây dựng xây dựng Việt Nam QCVN 01:2019 được Bộ Xây dựng ban hành có hiệu lực từ tháng 7/2020. Quy chuẩn này đã nêu rất rõ tiêu chí từ mật độ xây dựng,quy chuẩn tầng cao, hệ số sử dụng đất…
"Các chủ đầu tư và nhà quản lý phê duyệt phương án đầu tư phải tuân thủ triệt để quy chuẩn này" - ông Nghiêm khẳng định.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận