menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Bình Minh

Huy động tiền đô phụ thuộc rất lớn vào lãi suất và kỳ hạn

Trong báo cáo về kế hoạch tái cơ cấu nền kinh tế, Bộ Tài chính cho biết, đang nghiên cứu đề án phát hành công trái huy động ngoại tệ nhàn rỗi trong dân để phát triển kinh tế.

Duy trì lãi suất USD ở mức 0% được kết hợp đồng bộ với điều hành tỷ giá trung tâm và các giải pháp thị trường ngoại tệ đã giúp nhà điều hành duy trì chính sách chống đô la hóa, góp phần ổn định tỷ giá, kinh tế vĩ mô và kiểm soát lạm phát.

Có thể nói, nếu kế hoạch tái cơ cấu nền kinh tế phát hành này thành công sẽ giúp Chính phủ Việt Nam mở thêm kênh huy động nguồn lực trong tương lai, giảm bớt sự phụ thuộc vào việc vay vốn ngoại tệ từ quốc tế. Tuy nhiên, cách thức huy động ra sao lại là vấn đề phải lưu ý.

Trao đổi với VnBusiness, TS. Nguyễn Đức Độ, Phó viện trưởng Viện Kinh tế - Tài chính (Học viện Tài chính) cho rằng, tính khả thi của công trái ngoại tệ phụ thuộc rất lớn vào lãi suất và kỳ hạn. Nếu huy động với lãi suất thấp không “đủ sức” kéo USD nhàn rỗi ra khỏi két người dân, nhưng đẩy lãi suất lên cao sẽ làm tình trạng đô la hoá quay trở lại nền kinh tế.

Nếu nhìn vào lãi suất trái phiếu tiền đồng kỳ hạn 10 năm hiện nay cũng chỉ từ 2-2,5%/năm, có lẽ công trái ngoại tệ cũng khó có thể vượt quá 2%/năm.

Một điểm trở ngại khác là lượng ngoại tệ còn trong dân hiện nay không còn nhiều, vì thời gian qua, tỷ giá ổn định, khiến đa phần lượng ngoại tệ trong dân dưới dạng kiều hối, cho tặng, kiếm được từ kinh doanh… đã được người dân quy đổi sang tiền đồng để chi tiêu, đầu tư.

Bên cạnh đó, cũng có ý kiến lo lắng, việc huy động vốn bằng công trái ngoại tệ với lãi suất cao hơn so với lãi suất USD mà người dân đang gửi tại ngân hàng hiện nay sẽ khiến nhiều người đồng loạt rút ngoại tệ tại ngân hàng để mua công trái dẫn đến thiếu hụt tạm thời ngoại tệ tiền mặt.

Về vấn đề này, Bộ Tài chính khẳng định: “Vay tiền của dân không làm ảnh hưởng đến chính sách tiền tệ”. Một số chuyên gia cũng cho rằng, hiện nay đa phần người dân sẽ chia nhỏ danh mục đầu tư, không "bỏ trứng vào một giỏ". Hơn nữa, khi huy động được ngoại tệ Bộ Tài chính cũng phải bán cho các ngân hàng thương mại hoặc NHNN lấy VND để sử dụng. Nếu cần thiết, NHNN có thể thực hiện vai trò điều tiết để bảo đảm hệ thống tài chính duy trì đủ ngoại tệ tiền mặt đáp ứng nhu cầu cần thiết.

Ông Trương Văn Phước nói rằng, trường hợp ở một thời điểm người dân cần bán lại công trái để nhận lại ngoại tệ, NHNN có vai trò điều tiết để đảm bảo ngân hàng, Bộ Tài chính có đủ ngoại tệ tiền mặt đáp ứng nhu cầu của dân.

"Cứ hình dung, ngoại tệ sẽ luân chuyển qua bốn đỉnh của tứ giác gồm: người có ngoại tệ, ngân hàng thương mại, Bộ Tài chính, NHNN. Do vậy, không lo thiếu ngoại tệ tiền mặt”, ông Phước nói.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - App Tài chính, Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại