Huawei “chật vật” vượt qua giông bão
Tình hình không có nhiều khả quan cho gã khổng lồ viễn thông Trung Quốc khi gần đây họ báo cáo mức giảm lợi nhuận hàng năm lớn nhất trong bối cảnh các lệnh trừng phạt của Mỹ.
Theo đó, gã khổng lồ viễn thông Trung Quốc đã báo cáo mức sụt giảm lợi nhuận hàng năm lớn nhất vào thứ Sáu (31/3), với lý do Trung Quốc áp dụng các biện pháp hạn chế nghiêm ngặt đối với đại dịch và giá cả hàng hóa tăng cao khiến doanh số bán hàng giảm.
Eric Xu, Chủ tịch luân phiên của Huawei, cho biết những khó khăn sẽ khiến công ty mạnh mẽ hơn trong dài hạn.
Công ty đã chốt lợi nhuận năm ngoái ở mức 35,6 tỷ nhân dân tệ (5,18 tỷ USD), đánh dấu mức giảm đáng kinh ngạc 69% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là lần giảm lợi nhuận hàng năm thứ hai liên tiếp, sau mức giảm 28,5% vào năm 2021 và là mức giảm lợi nhuận lớn nhất kể từ năm 2011, khi năm đó Huawei công bố doanh số bán hàng giảm 54%.
“Vào năm 2022, môi trường bên ngoài đầy thách thức và các yếu tố phi thị trường tiếp tục gây thiệt hại cho hoạt động của Huawei”, Eric Xu, Chủ tịch luân phiên của Huawei, cho biết trong một thông cáo báo chí.
Ông cũng cho biết thêm: “Giữa cơn giông bão này, chúng tôi vẫn tiếp tục chạy đua về phía trước, làm mọi thứ trong khả năng của mình để duy trì hoạt động kinh doanh liên tục và phục vụ khách hàng của mình”.
Vì đâu nên nỗi?
Trên thực tế, sự sụt giảm phần nào bị ảnh hưởng bởi việc Huawei bán thương hiệu điện thoại thông minh Honor với giá 100 tỷ nhân dân tệ (15,2 tỷ USD) vào năm 2021. Chính lợi nhuận tăng đột biến một lần vào năm đó đã thổi phồng so sánh hàng năm của năm 2021.
Trong vài năm qua, Huawei liên tục gặp khó khăn vì các lệnh trừng phạt của Mỹ.
Bên cạnh đó, các lệnh trừng phạt công nghệ của Mỹ đang ảnh hưởng một cách nặng nề đến gã khổng lồ viễn thông Trung Quốc. Tuy nhiên, trong báo cáo cổ đông của Huawei đã không đề cập nhiều đến cách mà các chính sách thương mại của Mỹ ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty và sự kiểm soát mạnh mẽ của Mỹ đã cản trở nỗ lực mở rộng toàn cầu của công ty.
Vào năm 2019, gã khổng lồ viễn thông Trung Quốc đã bị ngăn không cho sử dụng Android, hệ điều hành di động cực kỳ phổ biến của Google, trong điện thoại thông minh, buộc công ty phải phát triển hệ điều hành của riêng mình là HarmonyOS.
Đồng thời, Mỹ cũng cấm Huawei tham gia mạng 5G sau khi cáo buộc thiết bị này có thể được Trung Quốc sử dụng để làm gián điệp. Úc, Nhật Bản và Vương quốc Anh, những đồng minh thân cận của Mỹ cũng đã cấm Huawei truy cập mạng 5G của họ.
Ngoài ra, việc sản xuất điện thoại thông minh của Huawei đã bị cản trở bởi một chính sách mới của Mỹ, được thông qua vào tháng 5 năm 2020, yêu cầu các nhà sản xuất chip nước ngoài sử dụng công nghệ Mỹ phải có giấy phép trước khi họ có thể bán cho các công ty Trung Quốc như Huawei.
Tất cả những điều này đã nhắm mục tiêu chiến lược vào việc mua lại chất bán dẫn của Huawei là sản phẩm trực tiếp của một số phần mềm và công nghệ của Mỹ, dẫn đến những khó khăn chồng chất của gã khổng lồ viễn thông trong vài năm qua và điều đó cũng đem đến kết quả tồi tệ của ngày hôm nay.
Huawei làm gì để vượt qua?
“Hoa mận có xu hướng phát triển ngọt ngào hơn sau một mùa đông khắc nghiệt. Hôm nay, Huawei giống như một bông hoa mận”, Giám đốc điều hành luân phiên Eric Xu ví von trong bản báo cáo, lập luận rằng Huawei đang sở hữu các công cụ để vượt qua áp lực.
Liệu họ có thể vượt qua những ngày giông bão?
Trong lĩnh vực điện thoại thông minh, mặc dù trong những năm gần đây, doanh số bán hàng đã bị sụt giảm kể từ khi công ty bị cấm sử dụng Android của Google, tuy nhiên Huawei hiện vẫn đang là một trong những nhà sản xuất thiết bị điện thoại thông minh lớn nhất thế giới.
Trong lĩnh vực viễn thông, Huawei hiện đang là nhà cung cấp thiết bị viễn thông lớn nhất thế giới và là một trong những công ty đầu tiên triển khai mạng 5G và sản xuất chip có khả năng 5G.
Bên cạnh đó, Huawei hiện đang sở hữu một dòng máy tính xách tay, được đặt tên là MateBook, chạy trên hệ điều hành Windows. Công ty đã cố gắng tiếp thị nó như một đối thủ cạnh tranh cao cấp với MacBook của Apple.
Còn trong lĩnh vực chất bán dẫn, công ty gần đây đã thông báo rằng họ đã cùng phát triển công nghệ bán dẫn với các công ty khác sau lệnh trừng phạt năm 2020 của Mỹ. Ngoài ra, họ còn khẳng định mình là công ty hàng đầu trong lĩnh vực nghiên cứu AI, phát triển các thuật toán học sâu và tiếp thị bộ xử lý AI có tên là dòng Ascend.
Rõ ràng, dù đang gặp rất nhiều khó khăn nhưng Huawei có thể vẫn đang là "đứa con cưng" của lĩnh vực công nghệ của Trung Quốc và ngay cả trong lúc này, nước Mỹ cũng đang tỏ ra rất dè chừng.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận