menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Nguyễn Thanh Nga

HSBC: Việt Nam cần đặc biệt lưu tâm rủi ro lạm phát

Theo HSBC, giá xăng đã tăng 6 lần liên tiếp từ tháng 12, tác động trực tiếp đến gía tiêu dùng, lan toả đến nhiều ngành hàng chứ không chỉ có nhiên liệu.

Mới đây, HCBS đã có báo cáo về tình hình kinh tế vĩ mô trong 2 tháng đầu năm 2022 với những tín hiệu tích cực về chỉ số FDI khi giúp Việt Nam mở rộng năng lực sản xuất. Tuy nhiên, báo cáo cũng lưu ý về việc thiếu hụt nguồn cung xăng dầu và rủi ro lạm phát nhiên liệu trong tương lai.

"Cú hích" từ Samsung bị lỗi hẹn

Báo cáo của HSBC chỉ ra Việt Nam đang lấy lại thế chủ động trong lĩnh vực kinh tế. Theo đó, đầu năm mới Nhâm Dần, xuất khẩu của Việt Nam cho thấy sự phục hồi vững vàng. Trong tháng 2, xuất khẩu tăng 13,6% so với cùng kỳ năm trước nhờ các ngành khác đều tăng trưởng. "Điều này cho thấy các yếu tố bên ngoài Việt Nam đang hừng hực khí thế" - báo cáo nêu.

Mặc dù vậy, một bất ngờ xảy ra trong ngành điện tử liên quan đến sự kiện Samsung ra mắt điện thoại mới vốn là "cú hích" quan trọng đối với xuất khẩu của Việt Nam. Theo lịch, sự kiện này thường diễn ra vào cuối tháng 2 nhưng mẫu điện thoại chủ lực Galaxy S222 của Samsung lại bị lỗi hẹn vì giao hàng chậm. "Tuy nhiên, tác động sẽ chỉ là tạm thời và chúng ta có đủ lý do để giữ tâm thế tích cực đối với động lực tăng trưởng bên ngoài của Việt Nam" - theo HSBC.

HSBC nhận định nhờ nguồn FDI ổn định trong nhiều năm đổ vào ngành sản xuất công nghệ, Việt Nam đã vươn mình trở thành một công xưởng sản xuất của thế giới. Dù có lúc đại dịch đã khiến sản xuất tạm thời gián đoạn, sự quan tâm dành cho Việt Nam vẫn duy trì ở mức cao. Một ví dụ là gần đây, Samsung đã "bơm" 920 triệu USD để mở rộng hoạt động sản xuất linh kiện điện thoại ở Thái Nguyên.

Lạm phát nhiên liệu có thể kéo dài

Bên cạnh yếu tố tích cực, HBSC chỉ ra Việt Nam cũng đang phải chịu cảnh thiếu hụt nhiên liệu và lạm phát nhiên liệu kéo dài.

Về thiếu hụt nhiên liệu, HBSC cho biết trong bối cảnh giá dầu tăng cao, thương mại của Việt Nam đã bị tác động rõ nét. Trong khi hiệu ứng cơ sở và ngành hàng điện tử thường xuyên cần nhập khẩu là những nguyên nhân chính phía sau tăng trưởng nhập khẩu mạnh mẽ, nhập khẩu xăng dầu trong tháng 2 tăng gần gấp đôi mức trung bình một tháng của năm 2021. Xu hướng này nhiều khả năng sẽ tiếp diễn khi Bộ Công thương ban hành Quyết định về việc giao sản lượng nhập khẩu xăng dầu tăng thêm 2,4 triệu mét khối trong quý II/2022.

HSBC: Việt Nam cần đặc biệt lưu tâm rủi ro lạm phát
Báo cáo của HSBC chỉ ra Việt Nam đang lấy lại thế chủ động trong lĩnh vực kinh tế. (Ảnh: HSBC)

Nguyên nhân HSBC chỉ ra là là Việt Nam đang gặp tình trạng thiếu hụt nguồn cung xăng dầu trong nước sau khi Nhà máy Lọc dầu Nghi Sơn đang phải cắt giảm công suất xuống còn 80% và tạm ngưng nhập khẩu dầu thô từ tháng 1. Ngoài tăng nhập khẩu, Chính phủ cũng lên kế hoạch bán đấu giá hơn 100 triệu lít xăng dự trữ quốc gia.

HSBC nhận định giá nhiên liệu tăng sẽ tác động trực tiếp đến giá tiêu dùng. Lạm phát tăng 1,4% trong tháng 2 so với cùng kỳ năm trước, chủ yếu là do chi phí vận chuyển tăng trên 15% so với cùng kỳ năm trước, một xu hướng đã kéo dài được một thời gian. Cụ thể, giá xăng được điều chỉnh tăng 6 lần liên tiếp từ đầu tháng 12.

"Mặc dù vậy, hiệu ứng cơ sở thấp phần nào xoa dịu những khó khăn trước mắt. Tất nhiên, các nhà hoạch định chính sách Việt Nam vẫn cần đặc biệt lưu tâm đến những rủi ro về lạm phát vì giá hàng hóa tăng là vấn đề xảy ra trên diện rộng chứ không chỉ xoay quanh nhiên liệu" - HSBC nhấn mạnh.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
3 Yêu thích
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - App Tài chính, Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại